|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn sơ khai, doanh nghiệp nước ngoài 'mơ' lớn

14:10 | 18/06/2018
Chia sẻ
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất châu Á thời điểm hiện tại, không chỉ với dân số đông và việc xưa nay vẫn phụ thuộc quá nhiều vào kênh bán lẻ truyền thống khiến cho đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. 

Các nhà bán lẻ từ khắp châu Á đang đổ xô về Việt Nam, khi được nới lỏng các ràng buộc đối với doanh nghiệp nước ngoài. Đây chính là cuộc chạy đua để đưa các cửa hàng tiện lợi và siêu thị thâm nhập vào một thị trường mà vốn đã bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhỏ.

Trong số các doanh nghiệp nước ngoài, nhà sản xuất Samsung Electronics của Hàn Quốc từ lâu đã nhìn thấy cơ hội tại Việt Nam, mặc dù thời điểm đó Việt Nam có phần tụt lại đôi chút so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

thi truong ban le viet nam van con so khai doanh nghiep nuoc ngoai mo lon
Thị trường bán lẻ của Việt Nam còn đầy sơ khai

Một trong những thương hiệu mới đây bước chân vào thị trường bán lẻ Việt Nam, GS25 mở cửa hàng đầu tiên tại TP HCM vào tháng 1/2018.

GS Retail là nhà đơn vị điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu đến từ Hàn Quốc, kế hoạch mở rộng lên 50 cửa hàng tại Việt Nam vào cuối năm nay. Thậm chí tham vọng hơn là mở rộng mạng lưới của mình tại Việt Nam lên 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm tới. Tại thị trường nội địa, GS25 hiện có khoảng 12.000 cửa hàng.

Ở vùng ngoại ô thành phố, một nhà bán lẻ khác của Hàn Quốc E-mart mở một siêu thị quy mô 3 ha với nhiều loại thực phẩm, quần áo và đồ gia dụng, thu hút lượng khách hàng đổ xô đi mua sắm.

Quy trình kiểm soát vệ sinh an toàn đối với thực phẩm tươi sống được người tiêu dùng hưởng ứng, đảm bảo hơn rất nhiều so với chợ truyền thống. Dựa trên thành công của siêu thị đầu tiên tại Việt Nam, E-mart dự kiến sẽ nâng tổng số lên 10 địa điểm trên toàn quốc.

Trong khi đó, tập đoàn Hàn Quốc Lottle cũng đang có kế hoạch tăng số lượng siêu thị từ 13 lên 87, một đại diện từ phía Tập đoàn cho rằng :”Việt Nam chính là thị trường quan trọng nhất châu Á”.

Tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt mức kỷ lục 129,6 tỷ USD trong năm 2017. Phía Việt Nam đã cho phép nâng tỷ lệ vốn sở hữu của nước ngoài lên 100% tại các doanh nghiệp bán lẻ từ năm 2009, hai năm sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Chính điều này đã khiến cho Việt Nam được xếp hạng cao hơn về độ cởi mở của thị trường. Các hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế tự do với các nước, kể cả Nhật Bản đã thúc đẩy sự tự do hóa hơn nữa.

Trong năm 2016, Việt Nam đã giảm giới hạn diện tích mở cửa hàng xuống dưới 500 m2, từ đó chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài bắt đầu phát triển mạnh. Theo hiệp định CPTPP ký kết hồi tháng 3, các cửa hàng tiện lợi này có thể được mở rộng một cách thoải mái mà không chịu bất kỳ ràng buộc nào khác.

Công ty của Nhật Bản, Seven & I Holding có kế hoạch mở 1.000 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2027, chuỗi B’s Mart của Thái Lan cũng đang nhắm đến mục tiêu 3.000 cửa hàng.

Một cư dân tại TP Hồ Chí Minh cho biết, cô hầu như không còn đi chợ nữa. "Cửa hàng tiện lợi đang trở nên đa dạng và đông đảo hơn, chúng rất thuận tiện”.

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà bán lẻ, các cửa hàng nhỏ và lâu đời vẫn đang thống trị phong cách bán lẻ tại Việt Nam. Các tạp hóa hiện đại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… chỉ chiếm được 5,4% doanh số tiêu dùng thực phẩm, mức thấp nhất trong các nước Đông Nam Á.

Nhưng khi thu nhập bình quân tăng lên, người Việt sẵn sàng trả giá cao hơn cho các loại thực phẩm chất lượng cao tại cửa hàng tiện lợi hiện đại.

Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đạt 2.385 USD vào năm 2017. Tại TP HCM, con số này đạt gần 5.000 USD.

Đây là cơ hội lớn cho các chuỗi của hàng tiện lợi nước ngoài, Việt Nam hiện chỉ có 1.000 siêu thị và khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi, tương đương tỷ lệ bằng 1/20 và 1/3 số lượng tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, triển vọng vốn nước ngoài tràn ngập vào thị trường bán lẻ sẽ khiến một số người phải lo ngại. Một đại biểu quốc hội từng cho biết: “Nếu các công ty nước ngoài thống trị, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải trả giá”.

Đáp trả lại, những doanh nghiệp trong nước cũng đang có những kế hoạch thể hiện tham vọng. Vinmart+, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Tập đoàn Vingroup dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần quy mô lên 4.000 cửa hàng vào năm 2020. Thế giới Di động, nhà bán lẻ điện thoại di động hàng đầu Việt Nam, đã xây dựng chuỗi của hàng Bách hóa XANH của mình lên 375 cửa hàng trong 3 năm và nhắm đến mục tiêu 500 vào cuối năm nay.

Việt Nam đang cần hàng nghìn cửa hàng bán lẻ hiện đại, theo ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành MWG, “Nếu chúng tôi xây dựng các cửa hàng, chúng tôi buộc phải nắm giữ một mức thị phần nhất định”.

Xem thêm

Bạch Mộc