|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thép Pomina muốn phát hành cổ phiếu để bổ sung vốn khởi động lò cao

16:15 | 26/05/2023
Chia sẻ
Năm 2023, Thép Pomina dự định sẽ tái cấu trúc lại hai chi nhánh Pomina 1 và Pomina 3. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này dự định phát hành cổ phiếu để tăng vốn nhằm cải thiện tình hình tài chính và bổ sung vốn khởi động lò cao.

Sau hai lần bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM nhắc nhở, mới đây, CTCP Thép Pomina (Mã: POM) đã công bố báo cáo thường niên năm 2022.

Báo cáo đề cập đến kế hoạch năm 2023 của công ty, theo đó, Thép Pomina dự định tái cấu trúc tách Chi nhánh Nhà máy Thép (Pomina 1) và Chi nhánh Nhà máy Luyện phôi thép (Pomina 3) thành 2 công ty TNHH có tư cách pháp nhân độc lập.

Sau đó, công ty sẽ chuyển nhượng một phần vốn chủ sở hữu tại Công ty TNHH Pomina 3.

Đồng thời, Thép Pomina cũng có định hướng phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn chủ sở hữu, lành mạnh hoá trạng thái tài chính và bổ sung vốn lưu động để khởi động lại lò cao.

Kết phiên ngày 26/5, thị giá cổ phiếu POM đóng cửa ở mức 4.760 đồng/cổ phiếu

Từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu POM giao dịch dưới mức 6.000 đồng/cổ phiếu. (Ảnh: Tradingview).

Kế hoạch khắc phục lỗ luỹ kế

Về kế hoạch kinh doanh, năm nay, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 14.000 tỷ đồng, tăng 8% so với kết quả năm ngoái và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 1.080 tỷ đồng).

(Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ báo cáo tài chính của Thép Pomina). 

(Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ báo cáo tài chính của Thép Pomina).

Ngày 12/5, HOSE đã đưa cổ phiếu POM vào diện cảnh báo vì khoản lỗ luỹ kế xấp xỉ 445 tỷ đồng của Thép Pomina tính đến cuối năm 2022.

Phía doanh nghiệp đã có văn bản giải trình việc bất động sản đóng băng, nhu cầu tiêu thụ thép giảm dẫn đến sụt giảm doanh thu, trong khi chi phí tài chính và chi phí cố dịnh của dự án mới đưa vào hoạt động còn cao đã gây nên lỗ lớn trong năm 2022.

Để khắc phục tình trạng lợi nhuận luỹ kế âm, công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh năm nay dựa trên các yếu tố thị trường. Theo đó, công ty dự kiến có thể đạt được 211 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. 

Đồng thời, từ năm 2024 đến 2027, sau khi lò cao được khởi động lại thì lợi nhuận sau thuế sẽ bù đắp hết được khoản lỗ luỹ kế trên báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ.

Theo văn bản giải trình, Thép Pomina đưa ra 4 kịch bản sản xuất kinh doanh bằng lò EAF (lò hồ quang điện) cho năm 2023. Ở kịch bản thấp nhất, lò EAF hoạt động với công suất 40.000 tấn/tháng; khi đó doanh thu sản phẩm sẽ đạt 5.434 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 32 tỷ đồng.

Trong khi kịch bản tốt nhất, lò EAF hoạt động với công suất 60.000 tấn/tháng thì có thể đạt doanh thu 10.540 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 211 tỷ đồng.

4 kịch bản sản xuất kinh doanh của Thép Pomina đưa ra cho năm 2023 theo văn bản cho biết lộ trình khắc phục lỗ luỹ kế. (Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ tài liệu của Thép Pomina).

Kế hoạch kinh doanh của Thép Pomina giai đoạn 2024-2027 sau khi chạy lại lò cao. (Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ tài liệu của Thép Pomina). 

Quý I, Thép Pomina có doanh thu thuần 1.645 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ và lỗ ròng 187 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 70 tỷ đồng.

Tại cuối quý, tổng tài sản doanh nghiệp đạt hơn 11.443 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm gần 50% tài sản, ở mức 5.709 tỷ đồng. Tiền và tiền gửi ngắn hạn chỉ có gần 21 tỷ đồng, bằng 1/10 so với đầu năm.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp ở mức 1.055 tỷ đồng và có 2.355 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn.

Nợ phải trả của Thép Pomina là 9.015 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, công ty có 6.191 tỷ đồng nợ vay tài chính gồm 5.123 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 1.068 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Vốn chủ sở hữu ở mức 2.428 tỷ đồng, trong đó, lỗ luỹ kế đến hết quý I là 439 tỷ đồng. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đăng Nguyên

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.