|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thêm một ngân hàng lãi giảm gần 67% trong quý III

12:34 | 30/10/2023
Chia sẻ
Nhiều mảng kinh doanh chính giảm sút khiến lợi nhuận của Vietbank giảm mạnh trong quý III với gần 50 tỷ đồng trước thuế. Luỹ kế 9 tháng, ngân hàng thực hiện được gần 44% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trong quý III, bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng không quá tích cực với phần lớn ngân hàng ghi nhận lợi nhuận giảm trong kỳ (14/22 ngân hàng đã công bố). Mới đây nhất Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) công bố lợi nhuận trước thuế quý III giảm gần 67% với xấp xỉ 50 tỷ đồng.

Mảng mang lại nguồn thu nhập chính như thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm 13,5% so với cùng kỳ năm phản ánh biên lãi thuần (NIM) bị thu hẹp. Lãi thuần từ các mảng kinh doanh ngoại hối và hoạt động khác giảm lần lượt 43,8% và 99% so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ mảng dịch vụ tăng nhẹ 2,6% trong khi lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng tới 208% mang về lần lượt hơn 32 tỷ đồng và hơn 10 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm 63% với gần 70 tỷ đồng, mặc dù chi phí dự phòng rủi ro đã được cắt giảm một nửa nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn sụt giảm mạnh. Lợi nhuận sau thuế ở mức gần 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là hơn 116 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, xu hướng sụt giảm được ghi nhận ở tất cả mảng kinh doanh khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm xấp xỉ 32%, chi phí dự phòng rủi ro cũng được cắt giảm hơn 57% nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm trước với 418 tỷ đồng, tương đương 43,5% kế hoạch cả năm.

 

Tính đến 30/9/2023, tổng tài sản của Vietbank đã tăng 12,4% đạt 125.079 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng tăng 12%, mức tương đối cao so với các ngân hàng hiện nay. Số dư tiền gửi khách hàng cũng tăng 135 đạt hơn 85.800 tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) đã tăng hơn 24% lên 2.891 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức 3,65% cuối năm trước lên trên 4% vào cuối quý III. Trong đó, nợ nhóm có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm 66% trong tổng nợ xấu.

Ngân hàng cũng đã tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro từ 626 tỷ đồng cuối năm trước lên 751 tỷ đồng, tương ứng tăng 20% nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số dư nợ xấu hiện tại.

 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.