|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thay kiểm toán ngoại vào soát xét, VEAM lộ một loạt vấn đề về tài sản, đặc biệt là khoản tồn kho hơn nghìn tỉ từ Thành Công

10:15 | 30/08/2019
Chia sẻ
Deloitte Việt Nam cho biết, đơn vị kiểm toán độc lập trước đây là Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã chấp nhận toàn phần 2 báo cáo tài chính của VEAM.

Báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên 2019 của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM – Mã: VEA) vừa công bố cho thấy những vấn đề quan trọng liên quan đến thực trạng tài sản công ty.

Tại BCTC soát xét bán niên 2019, đợn vị được thuê kiểm toán trong kì này của VEAM là Deloitte Việt Nam đã đưa ra một loạt kết loại ngoại trừ đối với BCTC của VEAM. Trong đó, nghiêm trọng nhất là khoản mục hàng tồn kho có giá trị lớn.

Kiểm toán nghi ngờ về giá trị hàng tồn kho 

Deloitte cho biết, tại ngày 30/6/2019, tại Thuyết minh số 11, Tổng công ty chưa đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện được và trích lập dự phòng giảm giá tồn kho của một số hàng tồn kho với số tiền là 154,8 tỉ đồng.

Tại ngày 30/6, VEAM đã đánh giá giá trị thuần có thể thưc hiện được của một số hàng tồn kho với số tiền 1.111 tỉ đồng (tại ngày 31/12/2018 là 1.163 tỉ đồng) và đã trích lập tồn kho với số tiền là 35 tỉ đồng.

Deloitte Việt Nam lưu ý, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho này được VEAM xây dựng trên giá bán kì vọng. 

Trong khi đó, các kiểm toán viên của Deloitte cho biết không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nói trên, cũng như không thể thực hiện được các thủ tục thay thế để xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần phải trích lập.

tk VEAM

Báo cáo tài chính (BCTC) bán niên 2019 của VEAM do Deloitt Việt Nam soát xét. Trước đó, BCTC được Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam kiểm toán 2018 không nêu bất cứ ý kiến cũng như thuyết minh nào về khoản mục này.

Do đó, Deloitt cho biết, hãng này không thể xác định liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hay điều chỉnh các khoản mục có liên quan hay không.

Trước đó, ngày 3/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CO3) đã ra quiết định khởi tố vụ án hình sự về tội Vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại VEAM và một số đơn vị thành viên do có liên quan mật thiết đến các khoản tồn kho của VEAM.

Theo Vnexpress đưa tin, kết luận thanh tra của Bộ Công Thương cho biết trong quá trình điều hành VEAM ông Trần Ngọc Hà, Chủ tịch HĐQT đã có nhiều sai phạm như mua quá nhiều linh kiện ngoài kế hoạch, bổ nhiệm cán bộ sai qui định... 

VEAM ký 4 hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện của Công ty cổ phần Thành Công với tổng số tiền gần 1.635 tỷ đồng để lắp 3.000 ôtô Hyundai vào năm 2017 song việc này không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, không được phê duyệt của HĐQT. 

Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới con số tồn kho cuối năm 2017 của VEAM cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch.

Dấu hỏi về vai trò của đơn vị kiểm toán độc lập

Bên cạnh khoản tồn kho lớn, Deloitte Việt Nam cũng nêu ra một vấn đề khác về BCTC của VEAM. 

Tại ngày 30/6/2019, Tổng công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu của khách hàng, phải thu về hỗ trợ vốn và phải thu về lãi hỗ trợ vốn tương ứng với số tiền lần lượt là 50,3 tỉ đồng, 95,5 tỉ đồng và 35 tỉ đồng trình bày tại thuyết minh số 6 và số 8 trên BCTC.

Theo Deloitte, hãng này không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để đánh giá khả năng thu hồi của các khoản thu nói trên, cũng như không thể thực hiện các thủ tục thay thế để xác định giá trị dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập.

Tại ngày 30/6, các chi phí trả trước dài hạn của VEAM bao gồm chi phí trả trước dài hạn của CTCP Vật tư và Thiết bị toàn bộ - công ty con của VEAM với số tiền là 235 tỉ đồng gồm chi phí khấu hao, lãi vay và một số chi phí khác của nhà máy sắt xốp phát sinh từ các năm trước.

Theo Deloitte, hãng này không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng để xác định tính hiện hữu, đầy đủ và tính chính xác của các khoản chi phí trả trước nói trên.

Ngoài ra, Tổng công ty cũng ghi nhận doanh thu bán 450 xe Mighty 2017 được bàn giao trong năm 2019 cho Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ TCG với số tiền là 261,8 tỉ đồng, ghi nhận giá vốn và chi phí bán hàng liên quan tương ứng là 229,7 tỉ đồng và 1,6 tỉ đồng.

Giao dịch này đã hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2019. Việc ghi nhận theo Deloitte là không đủ phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và qui định liên quan đến việc trích lập và trình bày báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, Deloitte cũng nhấn mạnh về Thuyết minh 33 phần Thuyết minh BCTC hợp nhất giữa niên độ, các cơ quan có thẩm quyền chưa phê duyệt chính thức biên bản quyết toán cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty tại thời điểm Công ty mẹ - Tổng công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Vấn đề khác, Deloitte cũng nêu rõ BCTC hợp nhất giữa niên độ 2018 đã được soát xét bởi một công ty kiểm toán độc lập khác, với báo cáo soát xét ngày 30/8/2018 đã đưa ra kết luận chấp nhận toàn phần.

bao cao kiem ban nien Veam 2018

BCTC bán niên 2018 do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện soát xét

Báo cáo tài chính hợp nhất kiết thúc ngày 31/12/2018 cũng đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập khác, với báo cáo kiểm toán đề ngày 9/4/2019 cũng đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

BCTC KT VEA 2018

BCTC 2018 VEAM do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện soát xét

Hoàng Trung