|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Thấy gì từ việc doanh nghiệp thành lập mới và vốn FDI đổ vào bất động sản tăng mạnh?

13:00 | 29/07/2017
Chia sẻ
7 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản tăng mạnh và số vốn FDI đổ vào thị trường này cũng không ngừng tăng. Điều này cho thấy lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
thay gi tu viec doanh nghiep thanh lap moi va von fdi do vao bat dong san tang manh
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh minh họa: Internet.

Theo số liệu vừa mới công bố của Cục quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm nay, trên cả nước có 72.953 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 690.738 tỷ đồng, trong đó có 2.706 doanh nghiệp mới ra đời hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đáng lưu ý là, trong số doanh nghiệp mới thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng mạnh nhất, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước. Bởi 7 tháng đầu năm 2016, chỉ có 1.611 doanh nghiệp được thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản thì cùng thời gian đó của năm nay, có tới 2.706 doanh nghiệp gia nhập thị trường này.

Số doanh nghiệp mới ra đời này đăng ký đóng góp 175.777 tỷ đồng vào nền kinh tế, trung bình mỗi doanh nghiệp có vốn 65 tỷ đồng.

Đồng thời, số doanh nghiệp này cũng đăng ký sử dụng 19.366 lao động, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, lĩnh vực bất động sản đứng thứ 4 về thu hút vốn FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 1,15 tỷ USD.

Hiện nhà đầu tư nước ngoài đang rót vốn vào 619 dự án bất động sản còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn tính đến ngày 20/7/2017 là hơn 51,6 tỷ USD. Bất động sản được xem là một trong những lĩnh vực đứng đầu về tổng vốn FDI thu hút được vào Việt Nam.

Những con số trên cho thấy lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam đang tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong một báo cáo trước đó của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng dự báo, trong năm 2017, lĩnh vực bất động sản, vốn FDI đầu tư vào vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là vốn tín dụng trong nước là nguồn lực chủ yếu, vốn trong dân, kiều hối sẽ được huy động nhiều hơn, nhất là đầu tư vào phân khúc du lịch, nghỉ dưỡng.

Đối với vấn đề doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng mạnh, nhìn từ góc độ thể chế, PGS. TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, thể chế đối với thị trường bất động sản đang chuyển biến theo hướng thuận lợi; doanh nghiệp được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển, xu hướng start up lên ngôi cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy gia tăng doanh nghiệp bất động sản lập mới.

Nhận xét về việc dòng vốn FDI “chảy” vào lĩnh vực bất động sản, trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, cho rằng, số vốn đăng ký cao cũng chưa nên mừng vội. Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là tìm cách biến số vốn đầu tư đăng ký thành hiện thực. Trong đó, cần nhanh chóng gỡ “nút thắt” chính sách và quy hoạch để tạo điều kiện cho các dự án FDI được triển khai thuận lợi. Bởi, nguồn vốn FDI đóng vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - GS Đặng Hùng Võ, việc nguồn vốn ngoại chảy vào bất động sản không những làm tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế, mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Trên thực tế, doanh nghiệp bất động sản Việt Nam không mạnh bằng doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế, tư tưởng hãm lại việc tăng luồng vốn FDI vào thị trường bất động sản đã diễn ra. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách là tạo mọi thuận lợi về pháp lý để FDI “chảy” vào Việt Nam. Có như vậy, doanh nghiệp bất động sản Việt Nam mới có thể lớn mạnh và có đủ sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ nước ngoài.

thay gi tu viec doanh nghiep thanh lap moi va von fdi do vao bat dong san tang manh Loạt đại gia bất động sản 'xé rào'

Được coi là những doanh nghiệp bất động sản quy mô với những dự án trải dài nhưng trong quá trình triển khai, nhiều “ông ...

thay gi tu viec doanh nghiep thanh lap moi va von fdi do vao bat dong san tang manh Cơ hội hồi sinh của nhiều dự án bất động sản sắp đến

Đối với lĩnh vực bất động sản, một số chính sách gỡ vướng đã được quy định trong Nghị định 42.

thay gi tu viec doanh nghiep thanh lap moi va von fdi do vao bat dong san tang manh Nhà đầu tư bắt đầu 'mở rộng' hầu bao với bất động sản Nha Trang

Với nhiều lợi thế về tiềm năng du lịch, bất động sản Nha Trang - Khánh Hòa đang ngày càng bứt tốc nhờ việc mở ...

Khánh Hà