|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tỉ lệ hồi phục của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đang cao hơn hẳn các nước Âu Mỹ

15:00 | 10/04/2020
Chia sẻ
Tỉ lệ hồi phục của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam hiện đang là 50,2%, cao hơn nhiều nước phát triển như Mỹ, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh,...

Tỉ lệ hồi phục của Việt Nam cao hơn hẳn các nước Âu Mỹ

Khảo sát số liệu cập nhật mới nhất từ 11 quốc gia trên thế giới đến 10h sáng nay (10/4) cho thấy, Việt Nam hiện đang là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới có tỉ lệ bệnh nhân tử vong do COVID-19 bằng 0%.

Tỉ lệ hồi phục của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam hiện đang là 50,2% (tính tới sáng 10/4 theo thông báo chính thức của Bô Y tế), cao hơn nhiều nước phát triển như Mỹ, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh,... và chỉ thấp hơn Trung Quốc, Hàn Quốc.

Nếu tính theo số cập nhật đến chiều ngày 10/4, tỉ lệ hồi phục tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 56% với 144/255 ca bệnh được chữa khỏi.

Tỉ lệ hồi phục của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đang cao hơn hẳn các nước Âu Mỹ - Ảnh 1.

Nguồn: Hà Lê tổng hợp

Trên toàn thế giới đã ghi nhận hơn 1.604.718 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đó, có 95.735 người đã tử vong và 356.660 người đã hồi phục (theo trang thống kê toàn cầu Worldometer).

Như vậy, tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên toàn cầu hiện đang là 5,9% và tỉ lệ hồi phục là 22,2%, khác xa so với công bố lần gần đây nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cụ thể, trong một buổi họp báo tại Geneva hôm 3/3, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, tính chung trên toàn thế giới, khoảng 3,4% số bệnh nhân xác nhận nhiễm COVID-19 đã tử vong. Con số này cao hơn tỉ lệ tử vong của dịch cúm theo mùa thường (thấp hơn 1%) nhưng lại thấp hơn tỉ lệ tử vọng của dịch MERS rơi vào khoảng 34,5% và SARS khoảng 10%.

Trước đó, WHO cho biết tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể biến động trong khoảng 0,7% - 4%, tùy thuộc vào chất lượng hệ thống y tế nơi bệnh nhân điều trị. Khi dịch này mới bùng phát, các nhà khoa học cho rằng tỉ lệ tử vong vào khoảng 2,3%.

Tỉ lệ hồi phục của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đang cao hơn hẳn các nước Âu Mỹ - Ảnh 2.

Tỉ lệ tử vong và hồi phục của bệnh nhân COVID-19 tại một số quốc gia trên thế giới hiện nay (Nguồn: Hà Lê tổng hợp).

Đâu là nguyên nhân?

Theo Financial Times, tỉ lệ người tử vong vì căn bệnh này rất khác nhau giữa các quốc gia. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về dịch COVID-19, khiến việc tìm ra tỉ lệ tử vong chính xác là gần như bất khả thi. Thậm chí nhiều người còn hoài nghi số lượng người dương tính với COVID-19 do các quốc gia công bố.

Còn theo WHO, có nhiều nhân tố khác nhau tác động tới độ chênh lệch rất đáng kể về tỉ lệ người bệnh chết vì COVID-19 ở các nước. Tuy nhiên có thể kể tới ba lí do quan trọng nhất.

Trước hết là vấn đề tháp dân số, hay là sự phân bố độ tuổi và giới tính của dân số của một quốc gia. Yếu tố thứ 2 đó là các năng lực y học cũng như hệ thống chăm sóc y tế của từng nước.

Và yếu tố thứ ba đóng vai trò quan trọng đó là số người được xét nghiệm COVID-19. Việc biết và ghi nhận chính xác số người bệnh sẽ phản ánh độ chính xác của những số liệu liên quan được công bố, trong đó có tỉ lệ người chết.

Tại một số nước, các xét nghiệm bổ sung được tiến hành với những người đã chết và điều này tất yếu tác động tới các chỉ số thống kê.

Chuyên gia kinh tế Đức Andreas Backhaus từng chia sẻ quan điểm trên Twitter rằng, tại Italy, độ tuổi trung bình của các ca bệnh COVID-19 là 63, trong khi ở Đức là 45, sau khi căn cứ vào các số liệu do các cơ quan chức năng chính thống từng nước công bố.

Ông Andreas Backhaus cho rằng đây chính là một lí do dẫn tới tỉ lệ người tử vong vì COVID-19 ở hai nước khác nhau một trời một vực.

Hà Lê

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.