|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

‘Thành quả’ bất ngờ của ông Trần Quí Thanh trên ghế nóng Cơ hội cho ai - Whose Chance

13:25 | 23/10/2019
Chia sẻ
“70 chưa phải là lành”, từ ghế nóng của show truyền hình thực tế “Cơ hội cho ai – Whose Chance”, ông Trần Quí Thanh tiết lộ rằng ông rút ra những bài học bất ngờ để bổ sung vào kho kinh nghiệm của ông.

Xuất hiện trên ghế "Sếp" trong chương trình "Cơ hội cho ai – Whose Chance", người sáng lập Tân Hiệp Phát - ông Trần Quí Thanh là người lớn tuổi nhất trên ghế nóng.

Bên cạnh ông là các Chủ tịch, CEO của nhiều doanh nghiệp có qui mô, ngành nghề và mô hình công ty khác nhau: phần mềm (ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Software), nông nghiệp (ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT, CEO Tập Đoàn Hùng Nhơn), bất động sản (ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch Cengroup), dầu khí (ông Phùng Tuấn Hà - Chủ tịch Petrosetco) hay thời trang (bà Lưu Nga - Nhà sáng lập, CEO hãng thời trang Elise).

1

"Sếp" Trần Quí Thanh bất ngờ tham gia Cơ hội cho ai – Whose Chance

"Cơ hội cho ai - Whose chance" là cơ hội cho cả tôi nữa!

Đó là câu trả lời của ông Trần Quí Thanh sau hơn chục tiếng đồng hồ liên tục ngồi ghế sếp tại trường quay Cơ hội cho ai - Whose Chance.

Trước đó, theo Nhà báo - MC Lại Văn Sâm, sở dĩ chương trình có tên "Cơ hội cho ai?" là bởi chương trình không chỉ tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho các ứng viên, cơ hội phát hiện tài năng cho các doanh nghiệp tham gia, mà còn là cơ hội để những người trẻ xem truyền hình rút ra những bài học cho bản thân trong quá trình tạo dựng sự nghiệp thông qua việc thể hiện của ứng viên và chất vấn, phản biện của các doanh nhân nổi tiếng.

Với ông chủ Tân Hiệp Phát, ông cũng tìm được cơ hội riêng cho mình. Đó là cơ hội hiểu thêm về văn hóa và triết lí của các doanh nghiệp khác ngành, khác mô hình so với Tân Hiệp Phát.

"Sau 25 năm gây dựng và phát triển, Tân Hiệp Phát đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng Tân Hiệp Phát hoàn hảo chưa? Chắc chắn là chưa và sẽ không bao giờ hoàn hảo cả, vì hoàn hảo là một quá trình liên tục cải tiến, chứ không phải là một cột mốc hay cái đích", ông Thanh bình luận.

2

Theo "Sếp" Thanh, "Cơ hội cho ai – Whose Chance" không chỉ là cơ hội dành cho các ứng viên mà còn là cơ hội dành cho các "Sếp" nhìn nhận rõ hơn tư duy của người trẻ để điều hướng phát triển doanh nghiệp.

Mới đây, khi đặt mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp phát triển 100 năm, ông Thanh đã rà soát, cải tiến và bỏ hàng nghìn quy trình nội bộ để tăng tốc độ vận hành của doanh nghiệp. Đồng thời, Tân Hiệp Phát cũng là doanh nghiệp gia đình quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

"Tôi coi đó như một quá trình tái cơ cấu, đập đi xây lại để tạo nền tảng tốt hơn cho thế hệ kế cận. Nhưng như thế đã hoàn hảo chưa? Chắc chắn là chưa", ông Thanh nói.

Là một người theo đuổi triết lí kỉ luật, kiểm soát và văn hóa doanh nghiệp "không gì là không thể", ông Thanh đã nâng cấp năng lực quản trị của Tân Hiệp Phát khi qui mô và số lượng nhà máy, số dòng sản phẩm tăng lên. Kết quả đó là một quá trình kéo dài bốn năm, kết hợp giữa quyết tâm của những người lãnh đạo công ty, những tri thức mới của thời cuộc và sự tương tác liên tục với các nhà tư vấn hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như quản trị, truyền thông nội bộ, quản lí chuỗi cung ứng…

"Cơ hội cho ai - Whose chance rất thú vị. Bình thường, các doanh nhân ít khi bộc lộ hết triết lí và thực trạng công ty, nhưng thông qua việc chất vấn và trao đổi với ứng viên, phần nào tôi hiểu được các "Sếp" khác và văn hóa doanh nghiệp của họ", ông Thanh cho biết đó là một cơ hội để bổ sung vào kho kinh nghiệm hơn 40 năm khởi nghiệp của ông.

"Mọi người hay tìm cách đồng quy các triết lí quản trị về những khái niệm kinh điển, như nhân trị, pháp trị hay kĩ trị. Nhưng thực tế, triết lí quản trị của mỗi người chủ doanh nghiệp là một triết lí riêng, được đúc kết từ nhiều bài học lý thuyết và thực tiễn, đối chứng từ những điểm mạnh và yếu của mỗi triết lý kinh điển. Và quan trọng là triết lý của mỗi người chủ không ngừng được cập nhật, chứ không phải là bất biến".

Theo ông Thanh, tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị cốt lõi có thể bất biến, còn việc quản trị phải thay đổi. 

"Những quan sát, chiêm nghiệm tôi có được trong những giờ ngồi ghế Cơ hội cho ai - Whose chance cũng là một phần của những tích lũy nhằm giúp tôi tiếp tục cải tiến, như đã làm trong suốt hơn 40 năm kinh doanh và 25 năm với Tân Hiệp Phát", ông Thanh cho hay.

3

Các "Sếp" trên ghế nóng tại chương trình Cơ hội cho ai – Whose Chance.

Chia sẻ với nhau để cùng cải tiến

Tân Hiệp Phát đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong những năm qua, bên cạnh hàng trăm triệu đô la đầu tư cho các dây chuyền sản xuất tối tân tại 4 nhà máy, để thuê các nhà tư vấn hàng đầu thế giới giúp sức trong việc nâng cấp toàn diện cách thức quản trị doanh nghiệp. Và những khoản đầu tư lớn này tạo ra hiệu quả tương xứng.

"Các bộ quy trình nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ "Up your service", quản lí và đánh giá theo chuẩn A.T. Kearney đã giúp các giao dịch mua hàng, giao hàng, chất lượng dịch vụ thỏa mãn khách hàng cả thiện rõ rệt. 

Việc nâng cao tính minh bạch và trao quyền trong quản trị cũng vậy. Tân Hiệp Phát vận hành tốt hơn, ít phụ thuộc vào tôi hơn, đồng nghĩa với việc cơ hội cho nhân viên phát triển tốt hơn", ông Thanh cho biết.

Tại Cơ hội cho ai - Whose Chance, ông Thanh quan sát thấy mỗi doanh nghiệp đều có những vấn đề riêng và nảy ra ý định kết nối các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại với nhau để cùng chia sẻ các kinh nghiệm giải quyết các vấn đề này.

4

Chia sẻ với nhau để cùng phát triển là mong muốn của Dr Thanh với các "Sếp" trong hậu trường Cơ hội cho ai – Whose Chance.

"Qua chia sẻ của các "Sếp" trên trường quay và giờ giải lao, tôi và các "Sếp" khác nhận thấy có nhiều vấn đề chung mà mỗi công ty đã trải qua ở những mức độ khác nhau. Có người gặp vấn đề với việc chuyển giao, có người muốn phát triển văn hóa doanh nghiệp bài bản, có người muốn xây dựng nền tảng quy trình để không rơi vào khủng hoảng quy mô khi doanh nghiệp tăng trưởng nóng", ông Thanh cho biết.

Từ đó, ông Thanh nảy ra ý định tạo nền tảng kết nối những người làm kinh doanh, để chia sẻ lẫn nhau những kinh nghiệm cải tiến. "Không phải công ty nào cũng muốn bỏ ra hàng chục triệu USD để đầu tư vào quản trị như Tân Hiệp Phát. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những gì chúng tôi đã thực hiện. Ngược lại, chúng tôi cũng muốn nghe những kinh nghiệm khác, để có thể tiếp tục cải tiến mình".

Thực tế, ý định này đã được Tân Hiệp Phát ấp ủ từ vài năm nay, và triển khai thí điểm thông qua các cuộc hội nghị nhà cung cấp. 

Năm ngoái, công ty đã tổ chức một sự kiện như thế tại TP.HCM, thu hút hàng trăm doanh nghiệp là các nhà cung cấp của Tân Hiệp Phát. Tại hội nghị, không chỉ lắng nghe phản hồi của các nhà cung cấp, lãnh đạo Tân Hiệp Phát còn tư vấn và chia sẻ nhiều kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị, vận hành cho các nhà cung cấp.

Bản năng học hỏi được ông Thanh hun đúc từ nhỏ. Nó được tích lũy từ những bài học sâu đậm mà ông từng chia sẻ và được cô con gái Trần Uyên Phương ghi lại trong cuốn sách "Chuyện nhà Dr Thanh".

Cha của ông Thanh - ông Trần Văn Bưởi là một người làm cơ khí kiêm kinh doanh vật liệu xây dựng nổi tiếng ở khu Bình Thạnh. 

Với 50 năm làm nghề cơ khí, ông là thợ lành nghề hàng đầu Sài Gòn vào thời điểm đó, được coi là có thể "nhắm mắt làm cũng không sai một li". Nhưng năm 70 tuổi, ông gặp một tai nạn với chiếc máy công cụ, một ngón tay bị đứt lìa.

"Tôi chưa bao giờ thấy mình không học được gì từ các cuộc thảo luận, dù với một người trẻ, hay với các ông chủ của Coca-Cola tại Mỹ. Với các doanh nhân Việt Nam, những người đang nỗ lực để xây dựng các doanh nghiệp, thương hiệu địa phương lớn mạnh và bền vững, những cuộc thảo luận thực chất càng có giá trị với tôi", ông Thanh cho hay.

Lê Quý