|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thặng dư tài khoản vãng lai Nhật Bản lên cao kỷ lục

15:27 | 10/04/2017
Chia sẻ
Mức thặng dư này phản ánh cán cân thương mại tăng khi xuất khẩu tăng tốc sau khi chậm lại trong dịp Tết Âm lịch.

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản ở mức 2.810 tỷ yên (25,26 tỷ USD) trong tháng 2, Reuters dẫn số liệu bộ Tài chính Nhật Bản cho biết. Đây là mức thặng dư cao nhất kể từ tháng 3/2016.

Đây là tháng thứ 32 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai. Trước đó, theo khảo sát của Reuters, thặng dư dự báo ở mức 2,62 nghìn tỷ yên. Mức thặng dư tài khoản vãng lai tháng hai vừa qua là cao nhất trong tất cả các tháng hai từ trước đến giờ.

Mức thặng dư này phản ánh cán cân thương mại tăng khi xuất khẩu tăng tốc sau khi chậm lại trong dịp Tết Âm lịch. Cán cân thương mại đứng ở 1.080 tỷ yên trong tháng hai, tăng trở lại từ mức thâm hụt 853,4 tỷ yên tháng trước đó.

Thu nhập từ các khoản đầu tư nước ngoài của Nhật Bản cũng thúc đẩy cán cân tài khoản vãng lai. Tài khoản thu nhập chính trong tháng hai của Nhật Bản tăng 1,27 nghìn tỷ yên so với tháng trước đó lên 1,98 nghìn tỷ yên.

Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Viện Nghiên cứu Mizuho, Hidenobu Tokuda cho biết khó để giải thích tình trạng thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản chỉ bằng tác động của Tết Âm Lịch. Tài khoản thu nhập cũng đang tăng. Cán cân tài khoản vãng lai đang chịu áp lực tăng.

Thặng dư thương mại và định giá tiền là trọng tâm trong chiến dịch "Nước Mỹ trước nhất" của Tổng thống Mỹ, trong đó Trump buộc tội các nhà xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ như Trung Quốc, Đức và Nhật Bản giữ đồng tiền yếu để tăng lợi thế so sánh. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso sẽ bắt đầu vòng đàm phán kinh tế đầu tiên tại Tokyo tuần tới để thảo luận các vấn đề về chính sách kinh tế vĩ mô, đầu tư cơ sở hạ tầng và thương mại.

Phương Nguyễn

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.