Tham nhũng dầu khí lớn, ba cựu tổng thống Peru có nguy cơ bị truy tố
Từ 3 năm qua, Ủy ban điều tra chống tham nhũng của Peru đã tiến hành chiến dịch "tẩy sạch" nhằm điều tra sự dính líu của các quan chức nước này đến các vụ tham nhũng lớn. Trong đề nghị trình quốc hội ngày 10/11, Ủy ban điều tra chống tham nhũng của Peru yêu cầu truy tố 132 người, trong đó có ba cựu tổng thống dính líu vào đại án tham ô cấp quốc gia và liên quốc gia. Đó là vụ tham ô móc ngoặt giữa tập đoàn cây dựng BTP Odebrecht của Peru và tập đoàn dầu khí Brazil Petrobas, đã đưa cựu Tổng thống Lula của Breazil vào tù. Ba cựu tổng thống Peru bị tố cáo gồm Alejandro Toledo, Ollanta Humala và Pedro Pablo Kuczynski.
Cựu Tổng thống Peru Ollanta Humala, Pedro Pablo Kuczynski và Alejandro Toledo (từ trái qua). |
AFP dẫn lời các công tố viên Peru cho hay ông Pedro Pablo Kuczynski (giữ chức từ tháng 7/2016-3/2018), Alejandro Toledo (2001-2006) và Ollanta Humala (2011-2016) đều nhận tiền hối lộ của Odebrecht cho các chiến dịch tranh cử của mình, đổi lại họ phải cam kết giúp Odebrecht thắng thầu các dự án ở Peru.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi giới công tố thẩm vấn ông Jorge Barata, cựu giám đốc một chi nhánh của Tập đoàn xây dựng Odebrecht. Người này đã tiết lộ về nhiều khoản tài trợ bí mật của tập đoàn cho một loạt chính trị gia của Peru.
Theo ông Barata, trong cuộc bầu cử năm 2011, Odebrecht đã chi tiền cho 4 ứng viên tổng thống, gồm 1,2 triệu USD cho ông Keiko Fujimori, con trai của cựu tổng thống Alberto Fujimori (nhiệm kỳ 1990-2000); 700.000 USD cho ông Toledo và 300.000 USD cho ông Kuczynski. Cũng theo ông Barata, chính trị gia Luis Alva Castro, nhân vật gần gũi với cựu Tổng thống Garcia, nhận 200.000 USD.
Trước đó, ông Pablo Kuczynski ngày 21/3/2018 đã chính thức đệ đơn xin từ chức lên Quốc hội sau gần 2 năm nắm quyền.
Cựu Tổng thống Peru Ollanta Humala (nhiệm kỳ 2011-2016) và vợ hiện cũng đang bị giam giữ trong khi các nhà chức trách điều tra mối liên hệ của họ với tập đoàn Odebrecht. Ông này bị cáo buộc nhận 3 triệu USD tiền hối lộ từ Odebrecht.
Theo CNN, tập đoàn dầu khí Brazil Petrobas - Odebrecht đã hối lộ gần 800 triệu USD cho các cá nhân trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2016.
Quan chức Odebrecht đã đưa số tiền này đi khắp thế giới, thông qua một ngân hàng vỏ bọc, rồi chuyển tới túi của các chính trị gia tại hàng chục nước như Mỹ, Mexico, Venezuela, Colombia, Argentina, Peru hay Mozambique.
Hầu hết số tiền hối lộ này được dùng với mục đích nhằm lấy được các hợp đồng từ chính phủ trong việc xây đường cao tốc, làm cầu, xây đập... Cơ quan điều tra đang xác định phạm vi hối lộ này có thể mở rộng "xúc tu" đến các hợp đồng xây dựng cho Olympic Rio 2016 và FIFA World Cup 2014.
Peru là quốc gia châu Mỹ Latinh có dính líu nhiều nhất tới các vụ bê bối liên quan Odebrecht, sau Brazil, theo AFP.