Thâm hụt thương mại là 'điềm xấu' của nền kinh tế Mỹ?
Tổng thống Donald Trump muốn thặng dư thâm hụt của Mỹ thu hẹt lại, nhưng số liệu chỉ ra nó đang đi theo chiều hướng ngược lại.
Dù Tổng thống Donald Trump thường nói rằng thâm hụt thương mại phản ánh nền kinh tế Mỹ đang đi xuống, nhưng lịch sử những năm gần đây cho thấy điều ngược lại. |
Số liệu thương mại công bố hôm thứ Năm (6/7) cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ tính đến hết tháng 5 đạt 233 tỷ USD trong năm nay, tăng hơn 13% so với mức thâm hụt thặng dư của cùng kỳ năm ngoái là 206 tỷ USD.
Theo CNNMoney, thương mại sẽ là vấn đề chính trong lần gặp mặt giữa ông Trump và Đức tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào thứ Sáu tuần này. Trong tuần, Bộ trưởng ngoại giao Đức đã cảnh báo, ông Trump có thể sẽ khơi mào một cuộc chiến thương mại với châu Âu.
Trước đó, ông Trump cũng đã chỉ trích nhiều quốc gia của nhóm các nền kinh tế lớn G20, bao gồm Trung Quốc, Đức, Mexico và Canada, vì cho rằng các quốc gia này không công bằng trong hoạt động thương mại. Ngoài ra, một cuộc chiến thương mại tiềm tàng về thép vẫn là một vấn đề lớn được quan tâm.
Tổng thống Mỹ thường đổ lỗi cho việc hàng loạt công việc sản xuất của Mỹ bị chuyển ra nước ngoài vì các thỏa thuận thương mại xấu. Ông cũng nói rằng thâm hụt thương mại gia tăng là một dấu hiệu cho thấy các quốc gia khác đang giành tiền, công việc và doanh nghiệp từ Mỹ. Đây cũng là luận cứ ông thường xuyên sử dụng để đưa ra các rào cản thương mại, như thuế quan.
Trong 3 tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Mỹ với Mexico, Canada và China tăng. Trong khi đó, thâm hụt thương mại với Đức đã thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế, các chuyên gia kinh tế nhận định thâm hụt thương mại không phản ánh dòng tiền, việc làm hay doanh nghiệp bị cướp mất, và cũng không hẳn là điều xấu đối với nền kinh tế.
Nhật bản có thặng dư thương mại, song nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc vẫn trong tình trạng trề trệ suốt 2 thập kỷ. Trong khi, Australia thường xuyên có thâm hụt thương mại, nhưng nền kinh tế quốc gia này vẫn chưa từng rời vào khủng hoảng trong 25 năm qua.
Khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2007, thâm hụt thương mại giảm. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh với tốc độ 4% hàng năm hồi cuối những năm 1990, thâm hụt thương mại của Mỹ phình to.
Mặc dù vậy, Tổng thống Trump đã hứa sẽ thu hẹp thâm hụt thương mại và không để nó tăng thêm.
Xuất khẩu trong tháng 5 tăng lên 192 tỷ USD, kết quả tốt nhất kể từ tháng 4/2015. Xuất khẩu tăng trong mùa xuân này là nhờ đồng USD yếu khiến hàng hóa của Mỹ rẻ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài. Bên cạnh đó, động lực của nền kinh tế toàn cầu đang tăng lên.
Để có thể giảm thâm hụt thương mại, xuất khẩu của Mỹ cần phải vượt qua nhập khẩu. Nhưng điều này có lẽ sẽ không sớm xảy ra. Ngoài ra, lịch sử gần đây cho thấy thu hẹp thâm hụt thương mại có thể phản ánh nền một nền kinh tế đang đi xuống, chứ không phải đang tăng trưởng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/