|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thách thức nào cho Eximbank trong 6 tháng cuối năm?

06:42 | 12/08/2017
Chia sẻ
Tăng trưởng cho vay chậm trong khi chi phí huy động vốn cao đã khiến cho tỷ suất lợi nhuận biên của ngân hàng sụt giảm. Đồng thời, việc tạm hoãn trích lập dự phòng để nâng đỡ lợi nhuận không thể kéo dài là những thách thức mà Eximbank phải đối mặt trong 6 tháng cuối năm.
thach thuc nao cho eximbank trong 6 thang cuoi nam 2017
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu (Ảnh: Eximbank)

Tăng trưởng cho vay chậm hơn so với toàn ngành

Theo báo cáo tài chính quý II/2017, cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) chỉ tăng 3,29% so với đầu năm. Phần lớn tăng trưởng cho vay khách hàng nằm trong quý II sau khi giảm 0,52% vào quý I.

Xét về kỳ hạn, cho vay ngắn hạn tăng 9,84% so với đầu năm, đạt 37,36 nghìn tỷ đồng (chiếm 41,6% tổng dư nợ). Trong khi đó cho vay trung và dài hạn giảm 0,93% so với đầu năm đạt 52,38 nghìn tỷ đồng (tương đương 58,4% tổng dư nợ).

Theo nhận định của HSC, cho vay ngắn hạng tăng mạnh hơn là xu hướng chung ở nhiều ngân hàng trong năm nay nhất là những ngân hàng có tỷ lệ sử dụng huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn như Eximbank (khoảng 45%). Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ này tối đa ở mức 50% và sẽ giảm xuống 40% từ năm 2018.

Về loại tiền vay thì tỷ trọng cho vay bằng USD của Eximbank cũng cao hơn mức bình quân do phần lớn khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cuối quý II, cho vay khách hàng bằng VNĐ tăng 2,2% đạt 78,96 nghìn tỷ, chiếm 88% tổng dư nợ; cho vay bằng USD tăng 11,7% lên 10,78 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng dư nợ.

Tiền gửi USD chiếm 92% tổng tiền gửi

Tính đến hết 30/6/2017, tổng tiền gửi khách hàng của Eximbank đạt 113,17 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi USD tăng 11,5% lên 104,12 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 92% tổng tiền gửi. Tiền gửi bằng VNĐ tăng 1,43% lên 9,05 nghìn tỷ đồng, chiếm 8% tổng tiền gửi.

Với tỷ lệ sử dụng tiền gửi ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao, HSC cho rằng Eximbank phải gia tăng huy động trung hạn và mở rộng cho vay ngắn hạn vào cuối năm.

Tỷ suất sinh lời (NIM) giảm mạnh xuống 2,28%

Nguyên nhân chính là do các trái phiếu cho lợi suất cao đáo hạn, đồng thời chi phí huy động tăng mạnh do lãi suất tiền gửi khách hàng cao hơn.

Về các tài sản sinh lãi, lợi suất gộp bình quân giảm 0,3% xuống mức 7,21%. Trong đó, lợi suất gộp cho vay khách hàng giảm 0,1% xuống 8,28%. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh 1,28% còn 4,89%. Tuy nhiên, lợi suất gộp cho vay khách hàng vẫn tăng 0,14% từ mức 8,16% trong quý I. Lợi suất cho vay khách hàng có thể sẽ tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm.

HSC đánh giá lợi suất trái phiếu của Eximbank là thấp nhất toàn ngành bởi hai lý do. Thứ nhất, tỷ trọng trái phiếu VAMC với lãi suất 0% trong danh mục lớn (30,2%). Thứ hai, trong kỳ có khoảng 3.600 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất cao, tương đương 16% tổng danh mục đầu tư đáo hạn.

Cơ cấu các nguồn huy động gần như không đổi, với khoảng 94% là tiền gửi khách hàng, 2,5% là các giấy tờ có giá và 3,5% là vay liên ngân hàng. Tổng chi phí huy động tăng 0,45% lên 5,08%. Trong các nguồn huy động chính, chi phí tiền gửi khách hàng tăng 0,53% lên 4,91% do Eximbank đẩy mạnh nguồn huy động chi phí cao. Chi phí huy động các giấy tờ có giá trị cũng tăng 0,45% lên 13,14%.

Trích lập dự phòng thấp là tạm thời

Chi phí dự phòng giảm 60,92% so với cùng kỳ - xuống còn 258,44 tỷ đồng. Tuy nhiên điều này là do Ngân hàng mới chỉ trích lập cho một số lượng nhỏ trái phiếu VAMC trong 6 tháng đầu năm; do vậy việc chi phí dự phòng thấp chỉ là tạm thời.

Cụ thể, EIB đã trích lập 249 tỷ đồng dự phòng cho nợ xấu thông thường (giảm 19,41% so với cùng kỳ) và chỉ 37 tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu VAMC trong 6 tháng đầu năm. Dự kiến với 6.778 tỷ đồng trái phiếu VAMC thì Eximbank phải trích lập khoảng 677 tỷ đồng dự phòng cho cả năm (tỷ lệ trích lập 10% trong 10 năm). Theo đó, ngân hàng sẽ phải trích lập thêm ít nhất từ 640 đến 666 tỷ đồng dự phòng trừ khi Ngân hàng có thể thu hồi được khoản nợ từ người vay để lấy lại khoản nợ này từ VAMC.

Theo dự báo của HSC, trong cả năm 2017 cho vay khách hàng của Eximbank tăng trưởng 12%; huy động vốn tăng 13%; NIM tăng nhẹ từ 2,76% lên 2,8%. Từ đó, dự kiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng dự kiến đạt 731 tỷ đồng, tăng 87% so với năm trước.

HSC cũng cho rằng Eximbank đã bắt đầu tái cơ cấu tài sản muộn hơn các ngân hàng khác và đang chậm hơn trong việc lấy lại đà tăng trưởng bình thường. Mặc dù trong vài tháng qua, ngân hàng bắt đầu có một số cải tổ song sẽ còn rất nhiều việc cần phải làm.

thach thuc nao cho eximbank trong 6 thang cuoi nam 2017 Tái cấu trúc Eximbank, 'thay áo' hàng loạt nhân sự Ban điều hành

Liên quan đến dự án tái cấu trúc Eximbank, ngày 04/08/2017, HĐQT Eximbank đã thông qua việc thay đổi nhân sự Ban điều hành cho ...

thach thuc nao cho eximbank trong 6 thang cuoi nam 2017 Nợ xấu về dưới 3%, mảng kinh doanh cốt lõi suy giảm, Eximbank vẫn chưa thoát lỗ lũy kế

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – Mã: EIB) tình hình kinh ...

Diệp Bình

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.