Tencent & Alibaba 'đại chiến' mặt trận chuyển tiền Đông Nam Á
Alibaba, Tencent mang cuộc chiến quyền lực vào ngành cà phê | |
Thế lực của Alibaba và Tencent đằng sau các startup Trung Quốc |
Đối với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba và Tencent, những người lao động đến từ Đông Nam Á đang làm việc tại Hồng Kông có thể giữ một vai trò quan trọng đáng kể trong tham vọng cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu của họ.
Cả hai công ty này gần đây đã ra mắt các dịch vụ chuyển tiền cho phép người lao động từ Indonesia và Philippines đang làm việc tại Hồng Kông gửi tiền về nhà với giá rẻ và dễ dàng. Động thái này là bước đi đầu tiên trong việc phát triển một doanh nghiệp chuyển tiền toàn cầu.
We Remit của Tencent đang nỗ lực thâm nhập thị trường chuyển tiền. (Nguồn: Reuters) |
Dịch vụ này cũng là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của hai công ty trên nhằm đưa hệ thống thanh toán di động Alipay và WeChat Pay cực kỳ thành công của họ ra nước ngoài.
Chi nhánh Ant Financial hoạt động trong ngành tài chính của Alibaba đã gọi dịch vụ chuyển tiền từ Hồng Kông của họ là “một điểm xuất phát và bước đi quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ của bao quát dòng tiền trên toàn cầu”.
Còn WeChat Pay của Tencent, có mặt khắp nơi trên toàn Trung Quốc nhưng đã phải vật lộn để giành chỗ đứng ở nước ngoài. Tập đoàn này cũng đang thận trọng hơn về việc đưa các mục tiêu khi triển khai dịch vụ We Kong Remit tại Hồng Kông, mặc dù người phát ngôn của Tencent cho biết dịch vụ này đã mở cửa cho “mọi khả năng”.
Dân số Đông Nam Á hiện vào khoảng 600 triệu người là một trong những thị trường chiến lược cho những người khổng lồ công nghệ châu Á và các đối thủ từ Hoa Kỳ.
Người dân Indonesia và Philippines là lực lượng lao động nước ngoài đông đảo nhất tại Hồng Kông, theo số liệu của chính phủ. Hai nước này cũng là một trong những nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới: Philippines nhận 32,8 tỷ USD tiền kiều hối trong năm 2017, trong khi Indonesia nhận 9 tỷ USD, theo Ngân hàng Thế giới..
Kiều hối toàn cầu cho các nước có thu nhập thấp và trung bình ước tính đạt 485 tỷ USD vào năm 2018.
Tuy nhiên, việc chuyển tiền qua biên giới khó khăn hơn điều các ông lớn công nghệ trên tính tới. Điều đó giúp giải thích tại sao cả hai công ty này vẫn phải hợp tác với một công ty tài chính có trụ sở tại Hồng Kông là EMQ.