TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của DN, TCTD là cổ đông của mình
Tái cơ cấu TCTD giai đoạn 2016-2020: Mạnh tay với sở hữu chéo (Ảnh minh họa) |
Chính phủ yêu cầu kiểm soát, ngăn ngừa sở hữu chéo và thao túng hoạt động TCTD | |
Sở hữu chéo tại Vietcombank bao giờ được giải? |
Giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định
Về nguyên tắc quản lý tài chính, Nghị định nêu rõ: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện công khai tài chính theo quy định của Luật các TCTD và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Vốn hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, vốn chủ sở hữu gồm: Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp; các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; thặng dư vốn cổ phần; các quỹ (Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính); lợi nhuận lũy kế chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý; vốn khác thuộc sở hữu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Vốn huy động gồm: Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân; vốn huy động thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá; vốn nhận ủy thác đầu tư; vốn vay các TCTD, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước; vốn vay NHNN Việt Nam.
Nghị định cũng quy định rõ về giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp. Theo đó, giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán. Trong quá trình hoạt động, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng vốn pháp định do Chính phủ quy định.
Về sử dụng vốn, tài sản, Nghị định quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để kinh doanh theo quy định của Luật các TCTD và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
TCTD được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán.
Không được góp vốn, mua cổ phần của DN, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính mình
Nghị định cũng quy định rõ về góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn của TCTD. Theo đó, việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn của TCTD theo quy định của Luật các TCTD và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
TCTD chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của TCTD khác theo theo quy định của Luật các TCTD và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thẩm quyền quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác; phương án chuyển nhượng phần vốn đã đầu tư ra bên ngoài thực hiện theo quy định của Luật các TCTD, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của TCTD. Đối với TCTD do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và TCTD có vốn nhà nước còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Đặc biệt, Nghị định nêu rõ: TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD đó
Về bảo đảm an toàn vốn, Nghị định quy định, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối ỉợi nhuận, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy đinh của Luật các TCTD và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Luật các TCTD và hướng dẫn của NHNN Việt Nam, trong thời gian tối đa là 01 tháng, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo NHNN Việt Nam các giải pháp khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định bao gồm: Giải pháp chuyển nhượng vốn đầu tư ra bên ngoài; Giải pháp tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; Các giải pháp khác.
Bên cạnh đó, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải mua bảo hiếm tài sản đối với các tài sản quy định phải mua bảo hiểm; Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật các TCTD, Luật bảo hiểm tiền gửi, các quy định pháp luật khác có liên quan và công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiếm tiền gửi tại trụ sở và chi nhánh…
(xem toàn văn Nghị định 93/2017/NĐ-CP)
Bức tranh ngành ngân hàng 2020: Sẽ sáng hơn nếu…
TS. Alan Phạm, Kinh tế gia trưởng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, với chủ trương đẩy mạnh xử lý nợ xấu, xử lý sở hữu ... |
Dọn dẹp sở hữu chéo tín dụng: Bắt đầu từ đâu?
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Nhà nước nên thoái toàn bộ vốn ở các ngân hàng thương mại. |
Thống đốc Lê Minh Hưng: Sở hữu chéo gây rủi ro, bất ổn cho hệ thống
Phát biểu tại Hội nghị về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với các chi nhánh trực thuộc, Thống đốc Lê ... |