Tập trung đẩy mạnh và cải thiện chất lượng giao dịch qua biên giới Việt Nam
Ảnh minh hoạ.
Theo kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạng 2019 - 2021 của Bộ Tài Chính, mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, chỉ số này sẽ tăng 10 - 15 bậc so với năm 2018. Riêng trong năm 2019, tăng từ 3 đến 5 bậc so với năm trước.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới về các chỉ số thành phần của chỉ số giao dịch qua biên giới thì thời gian thuộc trách nhiệm củ cơ quan hải quan chiếm 11% đối với hàng nhập khẩu và 4% đối với hàng xuất khẩu trong số tổng thời gian xuất nhập khẩu qua biên giới. Trong khi đó, chi phí liên quan đến kiểm tra hải quan và chi phí thuê môi giới hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng nhập và 10% đối với hàng xuất trong tổng chi phí xuất nhập khẩu qua biên giới. Phần còn lại thuộc trách nhiệm của các bộ ngành và cơ quan khác.
Do vậy để đạt được mục tiêu trên Bộ Tài chính đã chủ trì và phối họp với các bộ ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lí, kiểm tra liên ngành và kết nối cổng thông tin một cửa quốc gia.
Cùng với đó là thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hải quan, giảm thời gian và chi phí bốc xếp lưu thông hàng hoá tại kho bãi hàng, giảm thời gian và chi phí vận chuyển, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu.
Để triển khai chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời đánh giá được thực trạng về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới tại Việt Nam năm 2019, Bộ Tài chính dự kiến thành lập Tổ công tác liên ngành đánh giá chỉ số này.
Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới đánh giá về hoạt động của cơ quan Hải quan và các đơn vị liên quan, gồm: Cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh kho, bãi cảng, đơn vị vận tải… đối với hoạt động xuất nhập khẩu.