|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tập đoàn Đèo Cả đề xuất làm 6 dự án hạ tầng với tổng vốn đầu tư 42.000 tỷ đồng tại Bến Tre

10:41 | 14/12/2023
Chia sẻ
Dự kiến quý II/2024, Bến Tre sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, và mong muốn Đèo Cả sẽ tham dự, ký kết hợp tác với tỉnh trong việc đầu tư hạ tầng giao thông tại địa phương.

 Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đèo Cả đề xuất các dự án đầu tư tại tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Đèo Cả).

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre ngày 12/12, Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất 6 dự án kết nối các khu vực quan trọng của tỉnh và kết nối với ngoại tỉnh; quy mô đường cấp II - III gồm ĐT-DK-06, ĐT-DK-07, ĐT-DK-01, ĐT-DK-05, ĐT-DK-03 và ĐT-DK-09.

Tổng mức đầu tư các dự án 42.000 tỷ đồng, phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn từ năm 2024 - 2030. Các dự án được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm thực hiện theo phương thức BOT (hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) hoặc BTL (xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ), BT và TOD. Trong đó, TOD là mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông.

Bà Hồ Thị Hoàng Yến – Quyền Bí thư Tỉnh ủy tỉnh cho biết dự kiến quý II/2024, Bến Tre sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, và mong muốn Đèo Cả sẽ tham dự, ký kết hợp tác với tỉnh trong việc đầu tư hạ tầng giao thông tại địa phương.

Mới đây, Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - CTCP Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam, CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) - CTCP Xây dựng Công trình 568 đã được lựa chọn là nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo phương thức đối tác công – tư (PPP) giai đoạn 1. Tổng mức đầu tư dự án hơn 14.167 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giai đoạn 1 có chiều dài 93,35 km, điểm đầu tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn và điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 3 thuộc xã Chí Thảo, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng. Dự án dự kiến hoàn thành năm 2026, thời gian hoàn vốn là 24 năm 10 tháng.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.