|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

'Tăng vốn mới là vấn đề quan trọng nhất của thị trường tài chính chứ không phải xử lí nợ xấu'

14:47 | 20/12/2018
Chia sẻ
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ xấu rất cần được quan tâm nhưng tăng vốn cho các ngân hàng mới là vấn đề quan trọng nhất đối với thị trường tài chính hiện nay. Để tạo động lực cho việc tăng vốn, có thể đưa tăng vốn là điều kiện để không bị hạn chế tăng trưởng tín dụng.
tang von moi la van de quan trong nhat cua thi truong tai chinh chu khong phai xu li no xau Vietcombank: Lộ trình trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống sắp thành hiện thực?
tang von moi la van de quan trong nhat cua thi truong tai chinh chu khong phai xu li no xau Tăng vốn ngân hàng: Lên kế hoạch nhiều nhưng thực hiện chẳng bao nhiêu

Sáng nay (20/12), Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã tổ chức hội thảo "Tổng quan thị trường tài chính năm 2018" với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế.

Nói về thị trường tài chính năm 2018, những số liệu chính thức được công bố cho thấy kết quả khả quan của sự phát triển của thị trường và thành công của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Cụ thể, tăng trưởng tín dụng ước tăng khoảng 14 - 15%, cách khá xa mức 17,6% của năm 2017 trong khi lạm phát được kiểm soát tốt ở khoảng 3%. Vốn huy động ước tăng 15% so với năm 2017. Trong đó, huy động vốn ngoại tệ tăng mạnh khoảng 17% trong khi năm 2017 chỉ đạt 2,1%, chiếm 9,9% tổng vốn huy động.

Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017 ở mức 2,4% (năm 2017 là 2,5%). Dự phòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30,1% so với cuối năm 2017. Nếu không tính bán nợ cho VAMC, giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 đã tăng khoảng 30% so với năm 2017.

Nhận định về thị trường tài chính, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Giảng viên chính sách công của Đại học Fulbright, cho biết mặc dù không số liệu nào là xấu nhưng ẩn sau những con số đó có những mặt mà chúng ta cần quan ngại.

tang von moi la van de quan trong nhat cua thi truong tai chinh chu khong phai xu li no xau
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Giảng viên chính sách công của Đại học Fulbright

Ông Thành cho rằng tăng vốn mới là vấn đề quan trọng cần tập trung trong năm 2019 chứ không phải là xử lí nợ xấu. Bởi vì nếu xử lí đc nợ xấu mà vốn vẫn yếu thì vẫn khó có thể tăng trưởng. Tăng vốn để có thể đạt được mục tiêu áp dụng Basel II vào năm 2020. Vietcombank và VIB

Theo ông việc cấp "quota" tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng của NHNN là phản thị trường. Ông đề xuất: "nên có chính sách nếu ngân hàng nào áp dụng thành công Basel II sẽ không bị hạn chế tăng trưởng tín dụng để tạo động lực cho các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu."

Ông Thành cũng đề cao việc ra đời của Thông tư 13 về kiểm soát nội bộ các ngân hàng có hiệu lực từ đầu năm theo chuẩn mực quốc tế về vấn đề quản trị nội bộ của ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro.

Ông nhấn mạnh vấn đề gánh nặng nợ của các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn hiện nay. Chưa có con số thống kê cụ thể chính xác về con số này nhưng có thể nói rằng đây là vấn đề tạo rủi ro lớn cho nền kinh tế. Ông đề nghị UBGSTC nên thống kê lại con số này để có thể.

tang von moi la van de quan trong nhat cua thi truong tai chinh chu khong phai xu li no xau
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa

Cũng cùng quan điểm trên với ông Thành, Chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng vấn đề lớn nhất của ngân hàng không phải là nợ xấu mà là tăng vốn để đảm bảo chỉ tiêu Basel II. Ông cho rằng lộ trình kế hoạch hiện tại là đến năm 2020 có thể áp dụng chuẩn Basel II ở một nhóm ngân hàng là một yêu cầu quá sức.

"Để đạt được kế hoạch đó, mỗi một năm cần phải tăng vốn khoảng 3 - 4 tỉ USD cho các ngân hàng trong khi mấy năm vừa qua chỉ đạt được một nửa. Hay nói cách khác là lộ trình đó sẽ không thực hiện được. Đó là đối với những ngân hàng tốt còn đối với những ngân hàng có vấn đề thì lại càng khó khăn" - ông nói.

Ông nhận định việc đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đồng nghĩa với việc hạn chế, dẫn đến giảm lợi tức rồi giảm đầu tư.

Theo ông, nên cho phép ngân hàng nào tăng được vốn sẽ được tăng tín dụng, nó sẽ trở thành động lực khuyến khích các ngân hàng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư bên ngoài cũng thấy được triển vọng lợi nhuận từ việc tăng trưởng tín dụng này.

Ông đề xuất nên sử dụng nguyên tắc ngân hàng nào đảm bảo về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu thì giải phóng về tăng trưởng tín dụng. "Nếu NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng dựa vào chỉ tiêu tỉ lệ an toàn vốn (CAR), nó mang tính khách quan hơn, thị trường hơn và tạo động lực cho các ngân hàng", ông cho biết.

Xem thêm

Diệp Bình