|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Tăng trưởng tín dụng 1%, GDP có cơ hội tăng thêm 0,13%'

22:42 | 13/12/2016
Chia sẻ
Đây là thông tin do TS Cấn Văn Lực chia sẻ khi bàn về các điểm nghẽn đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tại tọa đàm Nghiên cứu chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam.
tang truong tin dung 1 gdp co co hoi tang them 013
Tọa đàm Nghiên cứu chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam.

"Mổ xẻ" những điểm nghẽn tăng trưởng

Tại Tọa đàm Nghiên cứu chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam do ban kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày 13/12, các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam một số điểm tắc nghẽn tăng trưởng, đặc biệt như khu vực tư nhân chưa phát huy hết tiềm năng vào tăng trưởng kinh tế.

Đi sâu vào các điểm tắc nghẽn kinh tế vĩ mô, TS Lê Xuân Nghĩa lo lắng các định chế tài chính là nguy cơ đáng sợ nhất của Việt Nam cả ngắn, trung và dài hạn. Số lượng nợ xấu thực tế hiện nay rất lớn, lớn hơn nhiều so với dự báo. Ông cho rằng các nỗ lực của ngân hàng thương mại và VAMC chỉ giải quyết được trong ngắn hạn.

Đồng tình với quan điểm trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng đây là "điểm nghẽn cực kì lớn đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp" và đặt ra câu hỏi phải huy động nguồn lực như thế nào. Chi phí của doanh nghiệp được cho là 1 trong 2 điểm nghẽn lớn của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, các chi phí không chính thức rất cao.

Phân tích thêm về điểm nghẽn tài chính đối với tăng trưởng, ông Lực chia sẻ, nước nào có nền tài chính tăng trưởng cao sẽ phát triển hơn. Ở các nước ASEAN, nghiên cứu chứng minh, tín dụng tăng 1% kéo theo GDP có cơ hội tăng thêm 0,13%. Tuy nhiên, vốn tín dụng cho khu vực tư nhân (doanh nghiệp tư và hộ gia đình) lại giảm trong 5 qua, từ 60% năm 2011 đếm năm 2016 47%, dự kiến đến năm 2018 chỉ còn giảm 41%.

Ông Lực cho biết, kết quả kiểm nghiệm của nhóm nghiên cứu cho thấy, tiếp cận tài chính khó khăn là điểm nghẽn đối với phát triển của doanh nghiệp tư nhân và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. "Bởi lẽ doanh nghiệp Việt Nam càng ít phụ thuộc vào vốn bên ngoài thì tỷ lệ đóng góp vào giá trị gia tăng của nền kinh tế càng lớn hơn", vị chuyên gia lý giải.

Về vốn con người, các chuyên gia cho rằng đây không phải điểm nghẽn cho tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng trong trung và dài hạn lại là vấn đề cần lưu tâm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp và kỹ năng thấp của Việt Nam rất cao so với các quốc gia ở cùng mức độ phát triển.

Ngoài ra, các yếu tố về thị trường khác như tính phực tạp trong kinh doanh, khả năng đổi mới sáng tạo thấp, năng lực ứng dụng kho học công nghệ mới chưa cao, tính bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế, cạnh tranh trong nước ở mức độ trung bình là những điểm nghẽn đối với quá trình tăng trưởng.

Vẫn còn dư địa tăng trưởng

GS Ricardo Hausmann Trường Chính sách Công Kennedy, Đại học Harvard nhận định, kinh tế Việt Nam phát triển khá phức tạp, với sự đa dạng ngành hàng sản xuất, chênh lệch năng suất giữa các địa phương... Theo chỉ số đánh giá độ phức tạp của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 27 trong số 123 quốc gia khảo sát.

Bình luận về điều này, chuyên gia Phạm Chi Lan cũng cho rằng: "Nguồn lực của Việt Nam hiện tại bị phân tán kinh khủng. Mỗi tỉnh tìm kiếm lợi thế của mình, cùng các tỉnh khác để xây dựng quy hoạch vùng. Việt Nam quá nặng nề theo cách phát triển theo tỉnh".

Về ngành sản xuất, vị giáo sư đại học Harvard đánh giá, cơ cấu ngành sản xuất của Việt Nam thay đổi từ lúa gạo, cá tôm cho đến các ngành điện tử nhưng chưa tìm được thế mạnh chuyên môn cho mình.

Tuy nhiên theo ông, chính độ phức tạp như vậy, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng nhanh hơn. GS Ricardo Hausmann bổ sung ví dụ về các tỉnh Bắc Ninh hay Thái Nguyên nơi được đặt các nhà máy của Samsung, các tỉnh này có chỉ số tăng trưởng cao hơn các tỉnh khác rất lớn nhưng chưa hẳn xuất phát từ nội lực. Dù vậy, các địa phương này vẫn có thể tận dụng các lợi thế để chuyển giao công nghệ.

Ông dẫn chứng trường hợp nhà máy Lenovo, đã thâu tóm thương hiệu máy tính ThinkPad của IBM bằng cách thay thế cung cấp linh kiện và dần thay thế cả cung ứng phân phối. Tương tự như vậy, vị chuyên gia đặt ra giả thiết, 3 triệu lao động Việt Nam làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài, liệu có khả năng tự thành lập doanh nghiệp riêng để phát triển?

Theo đó, vị giáo sư trường đại học Harvard đưa ra khuyến nghị cần xác định ngành sản xuất thích hợp và ngành mang lại giá trị trong số các ngành thích hợp. Ở từng địa phương, các tỉnh tụt hậu có thể sản xuất ngành hiện đang tồn tại hiện hữu ở Việt Nam còn tỉnh tiên tiến nên chuyển sang ngành áp dụng kỹ thuật hiện đại của các quốc gia khác. Cùng với đó, các chuyên gia cho rằng nên điều chỉnh chính sách dài hạn và giảm chi phí đối với doanh nghiệp, giảm tính trạng chèn lấn tín dụng


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Hoàng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.