Chuyên gia chính trị quốc tế Violetta Silvestri cho rằng mùa hè năm 2024 có thể bị gián đoạn bởi ít nhất 6 cú sốc, có khả năng tác động tới nguyên liệu, giá cả và vận chuyển hàng hóa.
Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng sau giai đoạn liên tục bơm thêm các gói hỗ trợ và hạ lãi suất, chúng ta đã đến ngưỡng cao nhất của chính sách tài khoá và tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Nhìn chung, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 có triển vọng tích cực, cho thấy những biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ thời gian qua đã phát huy tác dụng.
Theo số liệu thống kê, khu vực ASEAN-6 bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Thái Lan đều có mức tăng trưởng GDP trong quý I vượt kỳ vọng. Với tăng trưởng GDP ở mức 5,66%, kinh tế Việt Nam đứng xếp thứ 2 trong khu vực.
Từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đến đại dịch COVID-19 và căng thẳng giữa Nga và Ukraine, nền kinh tế châu Âu dường như sẽ không mấy khả quan trong năm 2024.
Theo các chuyên gia mặc dù GDP quý I tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây nhưng các động lực chủ yếu tăng trưởng cao do mức nền thấp của năm ngoái chứ chưa thực sự đồng đều, thiếu chắc chắn.
Dòng vốn FDI tăng trưởng và giải ngân khá tốt, đó là một dòng chảy vững chắc, dấu hiệu cho thấy sự hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công sẽ giúp hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy nền kinh tế phục hồi.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam cần học hỏi cách Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào tăng trưởng xanh bởi dù chúng ta đã có cơ chế, chính sách nhưng lại thiếu ưu đãi để doanh nghiệp "tự chiến đấu".
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, trong đó, tăng trưởng quý II, quý III và quý IV lần lượt là là 6,32%, 6,79% và 7,08%, cao hơn khoảng 0,1% so với kịch bản đề ra từ đầu năm.
Trong năm 2023, các vấn đề về tham nhũng, công khai, minh bạch đã được cải thiện song người dân lại đang quan ngại nhất đến 'việc làm' và 'tăng trưởng kinh tế' của quốc gia.
Số liệu tốt lên nhưng nhiều người vẫn có cảm giác nền kinh tế thực vẫn không khá lên do phần lớn tiền nằm ở khối ngoại dưới dạng lợi nhuận chưa phân phối của họ. Doanh nghiệp lớn tốt lên nhưng doanh nghiệp nội, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn, đang tồn tại hai nền kinh tế trong cùng một quốc gia.
Theo GS Trần Văn Thọ, cả tích lũy tư bản, cải tiến công nghệ và cải cách thể chế đều là những yếu tố quan trọng để tăng năng suất, tạo sức bật cho nền kinh tế khi đã qua thời kỳ dân số vàng.
Theo các chuyên gia, quá trình phát triển của Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu “hụt hơi” theo thời gian. Biên độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm và chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.