|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong tháng 7

16:00 | 14/08/2017
Chia sẻ
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy yếu trong tháng 7 vì chi phí cho vay tăng và thị trường bất động sản hạ nhiệt, dù các hoạt động kinh tế vẫn ổn định nhờ hàng loạt công trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm.
tang truong kinh te trung quoc ha nhiet trong thang 7
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong tháng 7. Nguồn: Reuters.

Sản xuất công nghiệp, đầu tư, doanh số bán lẻ và thương mại đều tăng trưởng thấp hơn dự báo trong tháng 7, sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bất ngờ tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2017, đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế không nhận thấy sẽ có tụt dốc nghiêm trọng, với việc chính phủ vẫn tập tung đảm bảo phát triển ổn định trước cuộc bầu cử của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra 5 năm một lần vào mùa thu này.

“Nhu cầu nội địa và nước ngoài của Trung Quốc đều giảm từ đầu quý III. Mặc dù vậy, ở một số ngành, như thép, không có dấu hiệu đi xuống về hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, sức mạnh trong những lĩnh vực này sẽ không duy trì lâu vì chính sách thắt chặt tiếp tục ảnh hưởng tới đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản trong những tháng sắp tới”, Ông Julian Evans Pritchard, chuyên gia kinh tế học ở Capital Economics, cho biết.

Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, sản xuất công nghiệp tăng 6,4% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất kể từ tháng 1. Trước đó, kết quả từ cuộc điều tra các chuyên gia phân tích của Reuters dự báo tăng trưởng của sản xuất là 7,2%, giảm so với mức 7,6% trong tháng 6.

Mặc dù vậy, bất chấp số liệu cho kết quả thấp hơn dự báo, hoạt động sản xuất vẫn được hỗ trợ nhờ sự bùng nổ của ngành cơ sở hạ tầng. Chính quyền Bắc Kinh đã rót tiền vào nhiều dự án đường bộ và đường sắt, giúp thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm từ thiết bị xây dựng tới kính và thép.

Thực tế, sản lượng thép của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục trong tháng 7, trong khi năng suất ghi nhận mức cao nhất nhất kể từ tháng 5/2014.

Bất kỳ sự suy yếu mạnh nào trong hoạt động công nghiệp, dù khó có thể xuất hiện trong giai đoạn này, cũng sẽ là một mối lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách, vì nó sẽ trở thành một làn sóng lan ra toàn nền kinh tế.

Đầu tư bất động sản trượt dốc

Một dấu hiệu khác cho thấy động lực tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc có thể giảm xuống nữa đó là đầu tư tài sản cố định tăng 8,3% trong 7 tháng đầu năm, giảm từ mức 8,6% trong 6 tháng đầu năm. Các chuyên gia phân tích đã dự báo rằng tốc độ của động lực tăng trưởng sẽ giữ nguyên ở mức độ ổn định.

Đầu tư bất động sản đặc biệt cho thấy những dấu hiệu suy yếu rõ rệt, sau khi chính quyền địa phương buộc phải áp dụng các biện phát làm hạ nhiệt để ngăn chặn giá nhà tiếp tục leo thang.

Kết quả tính toán dựa trên số liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc chỉ ra, tăng trưởng đầu tư bất động sản, tập trung chủ yếu vào bất động sản nhà ở và loại bỏ không gian văn phòng và thương mại, giảm còn 4,8% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái và 7,9% trong tháng 6.

Cục Thống kê Trung Quốc cho biết, thị trường bất động sản vốn phát triển quá nóng đã bắt đầu hạ nhiệt. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ vẫn ổn định trong nửa cuối của năm 2017. Theo đó, tăng trưởng trong tháng 7 vẫn ở mức ổn định.

Tăng trưởng đầu tư tư nhân cũng giảm còn 6,9% trong 7 tháng đầu năm, gợi ý các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn phải đối mặt với thử thách trong việc tiếp cận tài chính. Đầu tư tư nhân chiếm khoảng 60% trong tổng đầu tư của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ cũng đi xuống, nhưng tăng trưởng vẫn giữ ở mức hai con số trong tháng thứ 5 liên tiếp. Điều này cho thấy tiêu thụ sẽ tiếp tục vượt qua sản lượng sản xuất và đầu tư để trở thành nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Doanh số bán lẻ tăng 10,4% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm từ mức 11% trong tháng 6 và thấp hơn dự báo trước đó là sẽ tăng 10,8%. Tuy nhiên, trong khi doanh số bán ô tô duy trì ổn định, các nhà sản xuất ô tô quyết định giảm sản xuất.

Lo ngại về triển vọng nhu cầu nội địa quay trở lại vào tuần trước, sau khi chính quyền Bắc Kinh công bố số liệu xuất – nhập khẩu thấp hơn kỳ vọng.

Mặc dù một vài chuyên gia kinh tế cho biết lý do dẫn đến nhập khẩu giảm là vì những yếu tố mùa vụ như thời tiết xấu, một số khác nhận định đây có thể là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng thương mại của Trung Quốc lên cao kỷ lục trong quý II và hiện đang trong xu hướng xuống dốc.

Trước đó, chính quyền Bắc Kinh đặt ra mục tiêu tăng trưởng trong khoảng 9% đối với đầu tư tài sản cố định trong năm 2017, và dự báo doanh số bán hàng sẽ đạt khoảng 10%.

Tố Tố

Dragon Capital: Chứng khoán Việt hưởng lợi từ Fed cắt giảm lãi suất
Nhà quản lý quỹ cho rằng những kênh đầu tư như chứng khoán sẽ được hưởng lợi lớn từ động thái đảo chiều lãi suất của Fed. Do lãi suất đầu vào của doanh nghiệp duy trì ở mức thấp, các đơn vị sẽ có điều kiện tốt để cắt giảm chi phí tài chính, mở rộng kinh doanh và từ đó, tăng trưởng lợi nhuận.