|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tăng trưởng hơn 18% trong năm 2019, ngành gỗ cần theo dõi, rà soát tình trạng đầu nước ngoài

16:05 | 09/01/2020
Chia sẻ
Các động lực tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là yếu tố góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ của Việt Nam trong năm qua nhưng đi kèm theo đó là nhiều vấn đề cần lưu ý.

Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết năm 2019, giá trị xuất khẩu năm 2019 của ngành lâm nghiệp đạt 11,2 tỉ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỉ USD. 

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới và đứng hai ở châu Á và đã xuất khẩu sang 180 thị trường trên thế giới. 

Năm 2019, tỉ lệ che phủ rừng đạt 41,5%; tỉ lệ diện tích rừng trồng có nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận đạt 91%, tăng 20% so với năm 2018. 

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ bảo vệ rừng FSC đạt 250.061 ha năm 2019, tăng từ 134.980 ha năm 2015. 

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tập tung tăng lên đạt 16 triệu m3, tăng 4,8% đáp ứng trên 80% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ của cả nước. 

Về thương mại, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 12/2019 ước đạt 998 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 ước đạt 10,52 tỉ USD, tăng 18,2% so với năm 2018.

Trong năm 2019, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là nhóm sản phẩm có thặng dư thương mại lớn nhất trong các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với mức thặng dư 8,01 tỉ USD, tăng tới 21,5% so với cùng kì năm 2018.

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam chiếm 80,8% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Trong 11 tháng của năm 2019, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 4,73 tỉ USD, tăng 35,2% so với năm 2018.

Xuất khẩu sang các thị trường gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc có giá trị xuất khẩu lần lượt đạt 1,2 tỉ USD, 1,04 tỉ USD và 0,72 tỉ USD; tương ứng với mức tăng 15,7% đối với Nhật Bản; 4,3% đối với Trung Quốc và giảm 16,7% đối với thị trường Hàn Quốc so với năm 2018. 

Giá trị nhập khẩu tháng 12/2019 ước đạt 212 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 ước đạt 2,51 tỉ USD, tăng 8,5% so với năm 2018. Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam với khoảng 25% thị phần nhập khẩu. 

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản trong năm 2019, Việt Nam đã tận dụng tốt được cơ hội xuất khẩu nhờ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung so với các nhà xuất khẩu gỗ nhiệt đới khác như Indonesia, Malaysia hay một số nhà xuất khẩu khác. 

Đây là một trong những động lực chính thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong năm qua, bên cạnh việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA

Theo đó, các động lực tăng trưởng xuất khẩu này cũng chính là yếu tố góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ của Việt Nam trong năm vừa qua.

Tuy nhiên, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng thời gian tới ngành lâm nghiệp cần lưu ý nhiều vấn đề.

Cụ thể, cần rà soát lại các loại hình đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam gồm đầu tư mới, các dự án tăng vốn và dự án mua cổ phần. Trong số đó, nên ưu tiên rà soát các dự án đầu tư mới, có qui mô nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư mới có vốn đăng kí nhỏ trong năm 2019. 

Các cơ quan quản lí Nhà nước trung ương và địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội gỗ địa phương để theo dõi, nắm bắt tình trạng đầu tư chế biến gỗ tại các địa phương bên cạnh việc tăng cường kiểm tra và xử lí vấn đề gian lận thương mại. 

Ngoài ra cần có những chính sách hỗ trợ cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình dịch chuyển về trình độ quản lí, lao động tay nghề cao, khoa học và công nghệ từ khối doanh nghiệp FDI sang khối doanh nghiệp nội địa. 


Như Huỳnh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.