|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tăng tốc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong ba tháng cuối năm

17:42 | 27/09/2019
Chia sẻ
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang một số thị trường giảm. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc ghi nhận mức giảm 8%, EU cũng ước giảm 6,5%.

Theo Báo Chính Phủ, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho thấy kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt khoảng 30 tỉ USD, tăng 2,7% so với cùng kì năm ngoái.

Tăng trưởng xuất khẩu 9 tháng chủ yếu đạt được từ tăng giá trị xuất khẩu lâm sản chính đạt 7,93 tỉ USD, tăng 18%.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm các sản phẩm nông sản chính ước 7,2% xuống gần 14 tỉ USD.

Bộ NN&PTNT cho biết tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực của thời tiết bất thường làm giảm diện tích gieo trồng và sản lượng cây hàng năm (đặc biệt là lúa, rau màu); ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch tả heo châu Phi.

Thêm vào đó, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân chủ yếu do giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường giảm. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc ghi nhận mức giảm 8%, EU cũng ước giảm 6,5%.

Mặc dù, thời gian qua ngành thủy sản đã nỗ lực thực hiện các biện pháp để khắc phục các khuyến cáo của EC, nhưng tiến độ để giải quyết dứt điểm việc gỡ "thẻ vàng" của EC đối với đánh bắt hải sản Việt Nam còn chậm, một số tỉnh chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát tại cảng cá và hệ thống giám sát tàu cá theo yêu cầu.

Trong ba tháng cuối năm, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất thúc đẩy các lĩnh vực, sản phẩm có ưu thế, triển vọng thị trường để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành.

Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường lương thực, thực phẩm, tình hình xuất nhập khẩu.

Tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết vướng mắc sản phẩm thuỷ sản (đặc biệt đối với việc EU rút thẻ vàng các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.

Bộ cũng đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường trong nước để tiêu thụ kịp thời nông sản, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.