|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản

19:26 | 19/09/2019
Chia sẻ
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Nhật Bản, Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc.

Phát biểu tại Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản đạt 25,7 tỉ USD, tăng gần 5% so với cùng năm 2018. 

71208500_510039679568623_2873292451978674176_n

Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: ĐQ

Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản chính ước khoảng 1,9 tỉ USD (mặt hàng thủy sản chiếm một nửa trong số này với gần 945 triệu USD). 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nhật Bản một số mặt hàng như rau quả, sản phẩm sữa, thủy sản, gỗ…; giá trị nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 350 triệu USD.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết Việt Nam và Nhật Bản đều có thế mạnh riêng về nông nghiệp cần tăng cường trao đổi, bổ sung cho nhau. 

Theo đó, Việt Nam có thế mạnh các sản phẩm rau củ quả nhiệt đới, các sản phẩm chăn nuôithủy sản, lâm sản… CònNhật Bản có thế mạnh về các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chất lượng rất cao.

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực thực thi từ tháng 1 năm nay. 

"Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là cơ hội thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước.

Bên cạnh đó, Hiệp định còn giúp tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên gia, hợp tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định.

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các nước thành viên CPTPP nói chung và Nhật Bản nói riêng, ông Vũ Cường, đại diện Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản đề xuất cần cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lí, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc... đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế.

Đồng thời, tiếp tục đàm phán thuật, mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản sang các nước thành viên CPTPP, tăng cường các biện pháp tháo gỡ các rào cản thuật và rào cản thương mại của các nước đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 

H.Mĩ