Tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng mạnh đến người nghèo
Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) từ mức 10% lên mức 12% từ năm 2019. Lý do cho việc tăng thuế suất VAT, theo Bộ Tài chính, là do mức thuế suất thông thường 10% tương đối thấp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.
Đề xuất tăng thuế VAT lên 12% đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ |
Trao đổi về vấn đề này trong một buổi trò chuyện, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng thuế VAT là loại thuế gián thu, tác động trực tiếp vào giá cả hàng hóa. Nếu nâng mức VAT hiện nay lên 12% sẽ làm cho giá hàng hóa tăng, tác động trực tiếp đến chi phí của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc tăng thuế cũng sẽ tác động đến sức tiêu thụ hàng hóa, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Chuyên gia kinh tế: Lê Xuân Nghĩa |
Theo ông Nghĩa, thu thuế VAT vừa nhanh vừa dễ lại không tốn nhiều chi phí so với các loại khác như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. VAT thể hiện ngay trên hóa đơn bán hàng, các cơ quan thuế chỉ việc xác định và truy thu.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng cho rằng, tác động của loại thuế này là người tiêu dùng dù giàu hay nghèo đều phải đóng chung một mức VAT cho cùng một loại hàng hóa. Do vậy, nếu VAT tăng, số tiền người tiêu dùng thu nhập thấp phải đóng thuế sẽ chiếm một tỷ trọng lớn so với thu nhập của họ.
“Ví dụ việc người nghèo thu nhập được 6 triệu đồng/tháng, thì họ chi tiêu sinh hoạt thiết yếu như ăn, ở, mặc, đi lại… khoảng 4 triệu đồng nên tỷ trọng chịu thuế cao. Trong khi người giàu thu nhập 100 triệu đồng/tháng, thì họ cũng chỉ chi ra 20 triệu, phần còn lại họ được tích lũy." Phần thuế VAT đánh vào hàng hóa rõ ràng tác động mạnh hơn đến người nghèo và không quá ảnh hưởng đến người giàu.
Do đó, "Cần cân nhắc khi đánh thuế gián thu vì nó không thể điều chỉnh theo thu nhập và hỗ trợ người nghèo", chuyên gia nhấn mạnh.
Ông Nghĩa cho biết, hiện nay một số nước trên thế giới đang hạn chế thuế gián thu, một số nước đang áp dụng VAT ở mức 10% như Việt Nam, cũng có nước chỉ 5 - 7%. "Thậm chí tại nhiều bang tại Mỹ không đánh thuế giá trị gia tăng", ông Nghĩa nói thêm và cho rằng, ở Việt Nam đánh thuế giá trị gia tăng thì chỉ khoảng 8% là hợp lý.
Về vấn đề nợ công cao và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam, theo chuyên gia kinh tế này nguyên nhân không phải do nguồn thu thấp mà do việc chi tiêu ngân sách chưa hiệu quả, chi phí để vận hành bộ máy quá cồng kềnh, mặt khác chi thường xuyên của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Ngoài ra trong buổi trò chuyện, ông Nghĩa cũng chỉ ra một điểm mâu thuẫn trong việc ban hành các chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong khi việc nới lỏng tín dụng từ nay đến cuối năm nhằm mục đích thúc đầy tổng cầu của doanh nghiệp, cá nhân trong nước thì ở chiều ngược lại, tăng thuế gián thu lại làm cho giá cả tăng và hạn chế tiêu dùng. Ông Nghĩa cho rằng, Chính phủ cần xem xét kỹ càng, thống nhất trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tránh xảy ra mâu thuẫn.
[Interactive] Bản đồ VAT thế giới, nơi thuế cao tập trung chủ yếu ở châu Âu Trong tổng số 126 quốc gia được thống kế, châu Âu là nơi với nhiều quốc gia có thuế giá trị gia tăng (VAT) trên ... |
Đề xuất 'sốc' tăng thuế VAT: Người nghèo chịu hậu quả nặng nề hơn Nhiều chuyên gia cho rằng, tăng thuế VAT trong hoàn cảnh nào cũng sẽ có nhiều tác động tiêu cực tới cả doanh nghiệp và ... |
Tăng thuế GTGT dễ gây phản tác dụng Tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 2 quốc gia có thuế suất sắc thuế này cao nhất ... |
TS Trần Du Lịch: 'Không nên đặt vấn đề tăng thuế lúc này' "Hiện nay, việc cần thiết là phải kích thích tiêu dùng, tăng tích luỹ của người dân, gia tăng đầu tư... chứ tôi nghĩ không ... |
Tăng thuế VAT: Cần kích thích tiêu dùng trong dân chứ không phải tăng thu từ thuế! Theo PGS.TS Ngô Trí Long, việc tăng thuế VAT sẽ khiến giá cả các mặt hàng tăng lên, kéo theo tiêu dùng giảm nên chưa ... |