|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tăng thuế VAT: Cần kích thích tiêu dùng trong dân chứ không phải tăng thu từ thuế!

18:12 | 16/08/2017
Chia sẻ
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, việc tăng thuế VAT sẽ khiến giá cả các mặt hàng tăng lên, kéo theo tiêu dùng giảm nên chưa chắc tổng thu tăng. Vấn đề lớn bây giờ cần quan tâm là việc kích thích tiêu dùng của người dân, chứ không phải tăng thu từ thuế.
tang thue vat can kich thich tieu dung trong dan chu khong phai tang thu tu thue Xem xét chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT
tang thue vat can kich thich tieu dung trong dan chu khong phai tang thu tu thue Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải

Bộ Tài chính vừa mới đưa ra đề nghị nâng mức thuế suất thuế Giá trị gia tăng (GTGT/VAT) 10% theo một trong hai phương án. Phương án 1 đó là tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019. Phương án 2 là tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021.

Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1, tức tăng thuế GTGT từ 10% lên 12% từ đầu năm 2019.

Theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT hiện hành đã phát sinh nhiều vướng mắc về đối tượng không chịu thuế GTGT, như phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, chuyển quyền sử dụng đất. Những vấn đề này gây khó khăn cho doanh nghiệp và công tác quản lý thuế.

Mức thuế suất thông thường 10% tương đối thấp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Một số hàng hóa dịch vụ như nước sạch, hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật... đã được xã hội hóa mạnh mẽ nhưng vẫn chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5% chưa bình đẳng với những ngành nghề, lĩnh vực khác đang chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%.

Việc quy định áp dụng thuế suất 5% đối với những loại hàng hóa có thể sử dụng đa mục đích, như: lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học... dẫn đến không thống nhất trong thực hiện.

Nếu đề nghị của Bộ Tài chính được thông qua thì dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay và hầu hết người dân sẽ chịu tác động không nhỏ từ việc tăng mức thuế GTGT này.

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, việc tăng thuế VAT tại thời điểm hiện tại còn cần xem xét lại. Theo ông Long, thuế là công cụ điều tiết tăng trưởng kinh tế. Việc Việt Nam hội nhập sẽ khiến nguồn thu thuế từ nhiều mặt hàng giảm, vì vậy việc tăng thuế VAT và tiêu thụ đặc biệt là phương án được cân nhắc.

Tuy nhiên, ông Long cũng bày tỏ quan điểm cho rằng hiện kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng dưới tiềm năng, đời sống lao động của người dân chưa cao. Việc tăng thuế VAT chưa chắc đã giúp Việt Nam có nguồn thu tốt hơn vì tăng thuế sẽ khiến giá cả các mặt hàng tăng lên, kéo theo tiêu dùng giảm. Điều này chưa chắc đã giúp tổng thu tăng, mà ngược lại, có thể khiến tổng thu giảm.

Chuyên gia Ngô Trí Long nhận định, vấn đề lớn bây giờ cần quan tâm là việc kích thích tiêu dùng của người dân, chứ không phải tăng thu từ thuế.

Đồng quan điểm với ông Long, Nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng việc tăng thuế VAT cần phải xem xét lại. Theo ông Phong, việc tăng thuế đối với các mặt hàng như thuốc lá, nước ngọt… là hợp lý bởi đây là các mặt hàng cần được hạn chế sử dụng.

Ngược lại, với những mặt hàng thiết yếu thì không nên tăng, hoặc chỉ tăng nhẹ và có lộ trình. Theo ông Phong, việc quan trọng cần làm là cải cách hành chính để dẫn tới tổng thu của nền kinh tế cao hơn, chứ không phải cứ tăng thuế là sẽ thu được nhiều.

Còn theo quan điểm của ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, việc sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại. Bên cạnh đó, điều này cũng đảm bảo tính nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

tang thue vat can kich thich tieu dung trong dan chu khong phai tang thu tu thue
Bộ Tài chính đưa ra dự án Luật tập trung sửa đổi 7 nội dung liên quan đến thuế GTGT. Ảnh: Vietadsgroup.

Trước đó, Bộ Tài chính đưa ra dự án Luật tập trung sửa đổi 7 nội dung liên quan đến thuế GTGT. Trong đó, 4 nội dung sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, 3 nội dung sửa đổi nhằm bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu theo Nghị quyết số 07-NQ/TƯ.

Cụ thể, Bộ Tài chính muốn xem xét chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT; bổ sung quy định doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết sau 12 tháng hoặc 4 quý thì được hoàn thuế GTGT.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị bỏ quy định “sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” không chịu thuế GTGT và bỏ quy định “Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 1/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư” không được hoàn thuế GTGT.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào cũng được quy định lại là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần từ mức dưới 20 triệu đồng xuống mức dưới 10 triệu đồng.

Đặc biệt, nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế sẽ được giảm bớt bên cạnh việc nâng mức thuế suất thuế GTGT từ mức 10% lên mức 12%.

Từ năm 2009-2016, các nước đều tăng thuế suất phổ thông. Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%. Các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế suất thuế GTGT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016.

Các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế GTGT như Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản….

Bộ Tài chính cũng dẫn số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho biết, qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12-25%, trong đó có 56 nước có mức thuế suất từ 17-25%, còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%, Philippines có mức thuế suất 15%.

Bộ Tài chính cũng dẫn số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho biết, qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12-25%, trong đó có 56 nước có mức thuế suất từ 17-25%, còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%, Philippines có mức thuế suất 15%.

Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo 2 phương án. Theo phương án 1, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019. Phương án 2, đề nghị tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị chuyển phân bón, máy móc thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cơ bản đồng ý với các nội dung đề xuất của Bộ Tài chính. Tuy nhiên đề nghị xem xét lại quy định không phải kê khai nộp thuế đối với mặt hàng nông sản ở khâu thương mại xem có thất thu thuế không. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát kỹ thêm nhóm hàng hoá dịch vụ nào cần nâng lên 11-12% hoặc chuyển từ không chịu thuế VAT sang chịu thuế VAT.

tang thue vat can kich thich tieu dung trong dan chu khong phai tang thu tu thue Đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%, nước ngọt chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng lên 12% áp dụng ngay từ năm 2019 và đề ...

Tô Đức

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.