Tầng lớp trung lưu giúp thúc đẩy tăng trưởng ngành F&B tại Đông Nam Á
Một cửa hàng Jollibee, một thương hiệu của Philippines, tại Manila. Ảnh: Jay Directo/AFP Photo |
Thu nhập sau thuế tăng đã mở ra cơ hội để mọi người chi tiêu vào các mặt hàng hoặc sản phẩm có thể không cần thiết. Các doanh nghiệp F&B (thực phẩm và đồ uống) nhận thức được xu hướng này và đang tận dụng thực tế ngày càng có nhiều người trong khu vực chào đón ý tưởng ăn uống bên ngoài, một lựa chọn đã từng không tồn tại đối với nhiều người.
Dựa trên một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew, thu nhập bình quân của tần lớp trung lưu nói chung là 67 - 200% thu nhập trung bình. Năm 2012, ước tính có khoảng 190 triệu người trong khu vực có thể được xác định là tầng lớp trung lưu; những người có thu nhập sau thuế 16 - 100 USD một ngày. Theo Nielsen, con số này sẽ tăng hơn hai lần vào năm 2020 lên 400 triệu.
Những phát hiện của một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Thammasat của Thái Lan về tầng lớp trung lưu của khu vực cho thấy sự gia tăng về số lượng người có thu nhập sau thuế nhiều hơn. Kết quả như sau: Indonesia - 150 triệu, Philippines - 48 triệu, Thái Lan - 40 triệu, Việt Nam - 34 triệu, và Malaysia - 28 triệu; tổng cộng lên tới 300 triệu người.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói đã được theo dõi khi dân số khu vực có thu nhập hàng năm trên 5.000 USD dự kiến sẽ tăng từ 300 triệu trong năm 2015 lên 400 triệu vào năm 2020.
Với những người có thể chi tiêu nhiều hơn, nhu cầu đa dạng về mặt thực phẩm sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp F&B phát triển thương hiệu mới trong khu vực. Các doanh nghiệp này nhận thức được lợi ích tiềm tàng có thể được thực hiện bằng cách mở rộng hoạt động của họ đến những địa điểm khác nhau trong khu vực Đông Nam Á.
Các doanh nghiệp F&B trong khu vực
Ví dụ điển hình về một thương hiệu đang "hốt" tiền trong phân khúc tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng là Marrybrown, một nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh tại Malaysia (QSR). Tính đến năm 2017, công ty có 450 cửa hàng ấn tượng tại 18 quốc gia. Tất cả các cửa hàng bên ngoài Malaysia được nhượng quyền thương mại dưới hình thức đại lý nhượng quyền độc quyền ở các quốc gia tương ứng. Trong khu vực, Marrybrown có chi nhánh tại Brunei, Indonesia, Myanmar, Singapore và Thái Lan.
Một người chơi khác trong khu vực là Dapur Penyet, một thương hiệu của Indonesia phục vụ "ayam penyet", dịch theo nghĩa đen là "gà nghiền". Tính đến năm nay, doanh nghiệp đã mở rộng sang Brunei, Malaysia và Singapore. Được thành lập vào năm 2005 bởi Edy Ongkowijaya, Dapur Penyet cũng có kế hoạch mở rộng sang Philippines.
Đông Nam Á cũng dễ tiếp nhận sản phẩm nhập khẩu tươi sống, mà chủ yếu là một phần của ngành công nghiệp F&P. Một báo cáo từ Phòng Thương mại Australia (AustCham) chỉ ra, khoảng 90% các công ty Australia có kế hoạch phát triển thương mại và đầu tư vào ASEAN trong 5 năm tới. Trong số này, 44% cho thấy sự đầu tư hoặc tăng trưởng đáng kể trong sự hiện diện.
Xuất khẩu nông sản của Australia đến 10 quốc gia ASEAN trong năm 2016 có giá trị gần 6,7 tỉ USD. Trong khi đó, xuất khẩu nông sản của Australia sang Trung Quốc trong cùng thời kỳ lên gần 4,2 tỉ USD. Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Australia gồm lúa mì, mạch nha, sữa và kem, pho mát và sữa đông, cũng như thịt (thịt bò, thịt cừu và thịt cừu).
Về mặt kinh doanh, có sự tham gia nhiều hơn giữa ASEAN và Australia sau khi Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực vào năm 2010. Tầng lớp trung lưu trong khu vực đang tăng lên cũng được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh việc giảm thuế quan và cơ hội đầu tư lớn hơn. Thực tế, nhiều người hơn có khả năng chi tiêu vào sản phẩm nhập khẩu là một trong những yếu tố quyết định đối với hàng xuất khẩu của Australia sang các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
Việc mở rộng gần đây các cửa hàng F&B trong khu vực có thể được coi là một chỉ số của một tầng lớp trung lưu đang phát triển có sức mua mạnh hơn. Ngành F&B nói chung có thể được hưởng lợi lớn trong những năm tới từ một nền kinh tế khu vực đang bùng nổ và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng.