|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều

11:52 | 26/05/2020
Chia sẻ
Để chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho tiêu thụ vải thiều, hiện nay, các địa phương trọng điểm trồng vải như Bắc Giang, Hải Dương,... đã chuẩn bị các kế hoạch để tham gia các triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước.

Bộ NN&PTNT cho biết theo thống kê, niên vụ 2020, Bắc Giang có diện tích vải 28.126 ha, ước sản lượng 160.000 tấn. Trong đó, vải sớm đầu mùa ước khoảng 45.000 tấn, vải chính vụ 115.000 tấn. Tại Hải Dương, diện tích vải đạt khoảng 9.750ha, ước sản lượng 45.000 tấn. 

Với tỉnh Hưng Yên, ước sản lượng vải năm nay đạt 15.000 tấn, chủ yếu là các giống vải lai chín sớm, tiêu thụ thuận lợi.

Hiện nay, các địa phương đã chuẩn bị các kế hoạch để xúc tiến cho tiêu thụ vải thiều. Với Bắc Giang, dự kiến, địa phương sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trực tuyến của tỉnh trong tháng 6.

Hội nghị này bao gồm các điểm cầu như: Việt Nam (Bắc Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong cả nước), Trung Quốc (tại tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây).

Về công tác chuẩn bị xuất khẩu vải sang Nhật, Sở NN&PTNT Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn, Tân Yên đã phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật thực hiện lựa chọn, hướng dẫn lắp đặt hoàn thiện dây chuyền: sơ chế - phân loại, xử - xông hơi khử trùng quả vải và đóng gói, bảo quản khép kín theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản. 

Dự kiến, lô hàng xuất khẩu để chào hàng sẽ thực hiện vào cuối tháng 5/2020.

Đối với tỉnh Hải Dương, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, UBND huyện Thanh Hà, UBND thành phố Chí Linh, cùng các cơ quan thông tấn báo chí địa phương đang triển khai thực hiện công tác quảng bá, giới thiệu và đẩy mạnh liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ vải quả của địa phương. 

Đồng thời, địa phương đã có kế hoạch để tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và hội chợ thương mại biên giới Trung – Việt tại Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc.

Nhằm tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ quả vải, các địa phương kiến nghị, cần tiến hành đàm phán với Nhật Bản để có phương án công nhận cơ sở khử trùng, đáp ứng điều kiện xuất khẩu để xuất được vải tươi sang Nhật ngay trong niên vụ 2020. 

Cùng với đó, mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm vải thiều xuất khẩu sang các thị trường mới. Hỗ trợ thủ tục kiểm dịch, an toàn thực phẩm, tháo gỡ khó khăn vướng mắc với các thị trường xuất khẩu, cập nhật thông tin yêu cầu của thị trường Trung Quốc.

Hỗ trợ tư vấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ bảo quản sau thu hoạch vải, nhãn. 

Giới thiệu nhà đầu tư, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn các địa phương để triển khai các dự án sản xuất, chế biến nông sản, đặc biệt nông sản, thực phẩm xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Ngoài ra, Cục Bảo vệ Thực vật cần triển khai đồng bộ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch phục vụ xuất khẩu vải tại các vùng trọng điểm tại các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. 

Đẩy nhanh đàm phán với Nhật Bản để có phương án xuất khẩu vải tươi sang Nhật ngay trong niên vụ 2020, tạo hiệu ứng thị trường đạt hiệu quả cao. 

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản khuyến cáo các tỉnh chuẩn bị tốt phương án hàng chế biến (sấy khô, đông lạnh, đồ hộp,…) để kịp thời ứng phó trong một số tình huống diễn biến thị trường do dịch bệnh kéo dài hoặc do các thị trường nhập khẩu có những vấn đề phát sinh.

H.Mĩ

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.