|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Tân cảng Sài Gòn muốn làm CĐT, khai thác Dự án cảng Cái Mép Hạ hơn 10.000 tỷ đồng

18:14 | 21/05/2018
Chia sẻ
Tân cảng Sài Gòn đề nghị Bộ GTVT ủng hộ chủ trương giao doanh nghiệp này làm chủ đầu tư và khai thác Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ. Bộ trưởng GTVT đã đồng ý về nguyên tắc. “Đơn vị nào đầu tư cũng được nhưng phải có thế mạnh về logistics, cảng biển..."
tan cang sai gon muon lam cdt khai thac du an cang cai mep ha hon 10000 ty dong Dự án cảng biển vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng bị thu hồi
tan cang sai gon muon lam cdt khai thac du an cang cai mep ha hon 10000 ty dong 'Khai tử' dự án 10.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp khiếu nại, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói gì?
tan cang sai gon muon lam cdt khai thac du an cang cai mep ha hon 10000 ty dong Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Khiếu nại của chủ đầu tư dự án Cảng Cái Mép Hạ là không có cơ sở

Theo thông tin từ Bộ GTVT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể mới đây đã có buổi làm việc với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) tại tân cảng Cát Lái.

Tại buổi làm việc, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm, Tổng giám đốc Tổng công ty TCSG đề nghị Bộ GTVT ủng hộ chủ trương giao TCSG là chủ đầu tư, khai thác Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ (2.000m cầu tàu cho tàu 200.000 DWT, 100 ha bãi) nhằm kết nối và thực hiện tốt đồng thời hai nhiệm vụ quốc phòng, kinh tế theo chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.

tan cang sai gon muon lam cdt khai thac du an cang cai mep ha hon 10000 ty dong

Dự án Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ mới đây đã bị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấm dứt hoạt động. Ảnh minh họa: Internet.

Về đề xuất này, tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, đề xuất của TCSG về xây dựng cảng nước sâu ở Cái Mép - Thị Vải, xét năng lực, TCSG là một trong những ứng cử viên hàng đầu. Riêng vấn đề tồn đọng hàng tại cảng Cát Lái, trong cuộc làm việc mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đã giao Cảng vụ Hàng hải TP.HCM phối hợp với đại diện Sở GTVT TP.HCM, đại diện TCSG làm việc với Hải quan Cát Lái để có kết quả báo cáo Bộ. Trước hết rà soát ở Cát Lái, sau đó sẽ làm ở những cảng khác.

Trả lời đề xuất giao TCSG làm chủ đầu tư và khai thác dự án cảng Cái Mép Hạ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã đồng ý về nguyên tắc. “Đơn vị nào đầu tư cũng được nhưng phải có thế mạnh về logistics, cảng biển… thì càng tốt”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Bộ trưởng chỉ đạo, khẩn trương điều chỉnh lại quy hoạch cảng để mở rộng các cầu cảng, có thể tiếp nhận các tàu lớn hơn. Ngoài ra, cần phát triển vận tải thủy ở khu vực phía Bắc, TCSG nghiên cứu, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải tạo điều kiện thuận lợi nhất.

Tại buổi làm việc, TCSG cũng đề nghị mở các tuyến đường thủy nội địa bởi hiện nay, Cát Lái mới khai thác khoảng 75% công suất nhưng giao thông ngày càng tắc nghẽn.

Bên cạnh đó, TCSG còn đề nghị Bộ chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Theo Tổng giám đốc Tân Cảng Sài Gòn, tuyến đường hoàn thành là giải pháp căn cơ giúp khách hàng giao nhận hàng hóa trực tiếp tại các cảng Cái Mép, Hiệp Phước; không phải trung chuyển qua cảng Cát Lái như hiện nay. Hàng từ Cái Mép và Hiệp Phước về Cát Lái chiếm khoảng 80% gây ách tắc cho Cát Lái. Trong khi, mỗi container vận chuyển trung chuyển tăng từ 4 - 4,5 triệu đồng. TCSG đang có hướng không chuyển hàng từ các cảng về Cát Lái nhưng phải được Chính phủ cho phép.

Đại diện TCSG cũng đề nghị Bộ GTVT có ý kiến cùng với các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ tình trạng hàng tồn đọng tại cảng biển, nhất là hàng phế liệu nhập khẩu tại cảng Cát Lái.

Về phát triển logistics đường sắt, Tân cảng đề nghị Bộ ủng hộ, chỉ đạo cho phép TCSG được hợp tác tham gia sâu hơn vào việc đầu tư, điều hành, khai thác mảng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt. Việc tham gia mảng vận chuyển đường sắt sẽ giúp kết nối hiệu quả các trung tâm logistics của TCSG với vận tải đường sắt và các phương thức vận tải khác; Đồng thời, giúp giảm chi phí logistics trên cơ sở sử dụng cơ sở hạ tầng, giao thông hữu hiệu của ngành Đường sắt…

Ngoài ra, phía TCSG còn đề nghị hợp nhất hai cảng Cái Cui (Cần Thơ) của TCSG và VinaLines.

Ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nêu ý kiến, ở phía Nam hiện nay, vận tải đường thủy nội địa vận chuyển 120.000 teu/năm thì TCSG chiếm 65%. Lâu nay, hàng tập trung về cảng Trường Thọ để về Cát Lái. Cuối năm nay, cầu Bình Lợi khánh thành, nâng được tĩnh không thuyền thì cảng ICD An Sơn, ICD Long Bình sẽ chia tải được cho Trường Thọ.

Ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin, khu vực Cát Lái đang có 4 dự án được triển khai. Về lâu dài, đường Vành đai 2 kết nối từ cầu Phú Mỹ ra Xa lộ Hà Nội sẽ được xây dựng và dự kiến hoàn thành sau năm 2020. Ngoài đường bộ, còn có đường thủy hỗ trợ cho Cát Lái. Thành phố cũng đã kêu gọi đầu tư và duyệt cho 3 dự án. Đối với cảng Hiệp Phước, luồng Soài Rạp khoảng tháng 1 - 2/2019 sẽ nạo vét xong.

Về một số đề xuất của Tổng công ty, Bộ trưởng đồng tình với phương hướng nâng cao năng suất khai thác, tự động hóa của TCSG. Hệ thống giao thông tiếp cận là vấn đề lớn, đề nghị TP.HCM cố gắng đẩy nhanh tiến độ các dự án. Đề nghị TCSG phối hợp với thành phố đề xuất một số cơ chế, chẳng hạn như đầu tư một số công trình giao thông, những tuyến đường chuyên dùng… Đẩy mạnh vận tải thủy để giảm tải cho đường bộ. Cần nghiên cứu các giải pháp liên quan đến Cái Mép - Thị Vải, Hiệp Phước để giảm tải cho Cát Lái. Có cơ chế chính sách đưa hàng về các nơi khác. Hình thành trục giao thông kết nối, Bộ ủng hộ với điều kiện lấy kinh phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh của TCSG.

Về cảng Cái Cui, Bộ trưởng mong muốn có doanh nghiệp mạnh để khai thác có hiệu quả. Theo đó, tính toán để hình thành được liên doanh là tốt nhất. Cùng đó, nên hình thành trung tâm logistics ở khu vực cảng này.

Việc giải quyết hàng tồn cho Cát Lái, theo Bộ trưởng, từ nay trở đi phải có giấy phép, có địa chỉ mới cho vào chứ không để trôi nổi như vậy được. Bộ trưởng chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam sớm có báo cáo cụ thể về vấn đề này.

Dự án Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ do Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu làm chủ đầu tư, nằm tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, có diện tích đất dự kiến sử dụng là 86,6ha. Quy mô dự án dự kiến đón nhận các tàu có trọng tải lên tới 160.000 DWT. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 10.235 tỷ đồng; trong đó vốn góp thực hiện là 2.170 tỷ đồng, vốn vay thương mại và vốn huy động là 8.065 tỷ đồng.

Mới đây UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc chấm dứt hoạt động dự án này vì chưa hoàn tất các thủ tục đầu tư và chưa được triển khai xây dựng.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh đã thông qua các thủ tục đầu tư cũng như hoàn thành giải phóng mặt bằng, chứng nhận đất sạch (vào năm 2011) và xác định giá đất tính tiền sử dụng đất (vào năm 2014). Tuy nhiên Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu lại chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa triển khai bất cứ hạng mục nào của công trình. Như vậy, Công ty đã vi phạm quy đinh tại điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013.

Bên cạnh đó, Công ty cũng chưa thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch 1/500 và lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (do thời gian phê duyệt từ năm 2008). Công ty cũng chưa góp đủ vốn theo quy định (2.170 tỷ đồng).

tan cang sai gon muon lam cdt khai thac du an cang cai mep ha hon 10000 ty dong Chậm triển khai, Dự án Cảng tổng hợp và Container Cái Mép Hạ hơn 10.000 tỷ bị chấm dứt hoạt động

Dự án Cảng tổng hợp và Container Cái Mép Hạ với tổng mức đầu tư dự kiến trên 10.235 tỷ đồng vừa bị chấm dứt hoạt ...

Khánh Hà

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.