Trình bày về vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong phiên thảo luận về kinh tế xẫ hội trên nghị trường Quốc hội sáng nay (ngày 1/11), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết cần tái cơ cấu theo tính thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường.
Theo Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, câu chuyện quan trọng nhất là làm sao thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư. Doanh nghiệp là động lực quan trọng đóng vai trò hạt nhân phát triển nông nghiệp năm 2017.
Tại buổi gặp gỡ với các cơ quan báo chí ngày 5.1, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, mục tiêu của ngành nông nghiệp trong năm 2017 là tăng trưởng GDP sẽ đạt 2,5-2,8 và tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 32,5-32,8 tỷ USD.
Năm 2016 sẽ là năm đầu tiên xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước đạt trên 31 tỉ đô la Mỹ, trong đó, rau quả là điểm sáng đáng chú ý góp phần vào thành công này, theo ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Ông Kiều lấy dẫn chứng, trong toàn bộ quá trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến cần 140 lít nước để có được 1 ly cà phê. Nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức từ biến đổi khí khẩu. Từ nay đến 2020, Việt Nam cần nguồn kinh phí hơn 25.000 tỷ đồng để khắc phục những thiệt hại do Elnino gây ra.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, sau 3 năm tái cơ cấu, thu nhập bình quân hộ nông dân tăng từ 73,2 triệu đồng năm 2012 lên 97 triệu đồng năm 2015. Tuy nhiên đó mới chỉ là bước đầu và vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.