|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Doanh nghiệp phải là 'hạt nhân' phát triển nông nghiệp năm 2017'

07:00 | 30/01/2017
Chia sẻ
Theo Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, câu chuyện quan trọng nhất là làm sao thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư. Doanh nghiệp là động lực quan trọng đóng vai trò hạt nhân phát triển nông nghiệp năm 2017.
doanh nghiep phai la hat nhan phat trien nong nghiep nam 2017
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn. Ảnh: Viện Chính sách và Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD).

Năm 2016, nông nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn cả về thiên tai và nhân tai. Theo ông, trong năm 2017 có những thách thức nào vẫn chờ đợi ngành nông nghiệp?

- Năm 2017, với nông nghiệp thách thức vẫn là câu chuyển về sản xuất nhỏ lẻ manh mún, câu chuyện về biến đổi khí hậu thiên tai khắc nghiệt. Những cú sốc của năm 2016 những biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn được cho là 100 năm mới xảy ra một lần nhưng các chuyên gia lo ngại đây chưa chắc đã phải là cú sốc nặng nhất. "Tại họa" có thể còn nặng hơn trong thời gian tới. Chúng ta chưa biết được có thể xảy ra ở thời điểm nào.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đứng trước áp lực của thị trường quốc tế, cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ khi đưa sản phẩm ra nước ngoài mà còn ở chính sản phẩm phục vụ thị trường nước.

Vậy phương án để giải quyết thách thức là gì thưa ông?

- Để giải quyết các thách thức, nền nông nghiệp đã có đề án tái cơ cấu cả về trung hạn, toàn cảnh, tiểu ngạch. Tuy nhiên, câu chuyện là làm sao để đưa được vào thực tế, làm sao để tạo ra chuỗi giá trị, có doanh nghiệp lớn đầu tàu và gắn kết với doanh nghiệp địa phương, nông dân để đưa các sản phẩm ra chuỗi phân phối toàn cầu.

Ngoài ra cần lãnh đạo trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các Bộ ngành khác làm thật tốt chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực quốc gia. Cần giả phá để thúc đẩy các phẩm cạnh tranh vùng tốt hơn, đã có tỉnh làm tốt sản phẩm xuất khẩu của địa phương lên tới 500 triệu USD. Đặc biệt nên đẩy mạnh đặc sản đặc thù của vùng.

Bên cạnh đó, năm 2017 cần làm sao để đưa được tái cơ cấu nông nghiệp vào thực tiễn để có được môi trường kinh doanh thông thoáng. Các chính sách kéo được doanh nghiệp, các tổ chức nông dân vào cuộc để có được quy mô sản xuất lớn hơn, sản phẩm đồng bộ hơn, năng lực cạnh tranh tốt hơn.

Nhìn từ những thách thức năm 2016 như đất đai, thủ tục hành chính… theo ông cần có chính sách cụ thể như thế nào để giải quyết trong năm 2017?

- Theo tôi thấy, các cơ quan Nhà nước cũng đang có những thay đổi chính sách phù hợp để giải quyết những vấn đề trên. Nhưng mấu chốt vẫn là làm thế nào để chính sách đó thực sự tạo được môi trường kinh doanh tốt, kiến tạo, đưa vào hành động kể cả các địa phương lẫn lôi kéo doanh nghiệp vào hoạt động.

Những năm vừa qua, thu hút FDI vào nông nghiệp còn nhỏ giọt, vậy theo ông năm tới đây ngành nông nghiệp có những chính sách gì để thu hút đầu tư này?

- Nhìn chung trên thế giới, FDI vào nông nghiệp k phải quá nhiều. Có hàng loạt lí do, cả với các nước thu hút FDI vào nông nghiệp nhiều nhất như Agentina thì tỷ lệ vốn FDI trong tỷ lệ vốn đầu tư vào nông nghiệp cũng chỉ được 5%. Con số này ở Việt Nam xung quanh 4%.

Câu chuyện chính là thu hút FDI vào nông nghiệp để làm gì, làm sao để tận dụng được những lợi thế như công nghệ, thị trường, liên doanh tăng quy mô... những việc đó cần chính sách, ưu tiên cụ thể. Theo tôi, điều quan trọng nhất hiện nay là làm sao để phát huy hữu dụng nhất tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam cũng như nối kết doanh nghiệp trong nước với người nông dân chứ không phải thu hút FDI bằng mọi giá.

Bộ Nông nghiệp khá quan tâm vào việc thu hút vốn FDI, theo ông thu hút FDI trong thời gian tới có khả quan?

- Môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, thu hút FDI vào nông nghiệp ngày càng khả quan vì hai lý do.

Thứ nhất, nông nghiệp hiện đang là ngành lợi thế của Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam và quan tâm nông nghiệp là điều thất rất rõ.

Thứ hai cơ hội đầu tư vẫn khá rộng mở bởi FDI vào nông nghiệp, tính rộng ra cả sản xuất kinh doanh đầu vào, kinh doanh đầu ra đặc biệt trong khu vực chế biến tinh chế, khu vực công nghệ cao của Việt Nam còn thiếu.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp nông lâm thủy sản khả năng tiếp cận FDI nhỏ hơn vì đất manh mún, hiếm doanh nghiệp vào mua đất sản xuất kinh doanh, bởi như vậy rất khó có lãi.

Một lần nữa tôi khẳng định, câu chuyện quan trọng nhất là làm sao thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư. Doanh nghiệp là động lực quan trọng đóng vai trò hạt nhân phát triển nông nghiệp giai đoạn tới.

Gần đây có xu hướng một số doanh nghiệp "đại gia" đầu từ vào nông nghiệp, tạo ra một làn sóng mới, bước đầu cũng được xã hội quan tâm. Ngành nông nghiệp tiếp theo nên ứng xử với xu hướng ấy như thế nào?

- Tôi cho rằng đây là xu hướng mới tạo được môi trường kinh doanh thông thoáng, bảo đảm được quyền tài sản, quyền hơp đồng, tháo gỡ được những thủ tục hành chính.

Phải nhìn nhận thực tế, nông nghiệp là loại hình doanh khá rủi ro. Tuy nhiên, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ tạo rất nhiều những tác động tốt về xã hội vì đây chủ yếu là khu người nghèo, vùng sâu vùng xa, tạo việc làm cho người dân.

Với ngành kinh doanh lợi thế nhưng rủi ro hơn hoặc chỗ có hạ tầng không tốt, chúng ta phải có mức độ ưu đãi cực mạnh, phải đảm bảo quyền sản xuất kinh doanh ổn định, phải có động lực, cú hích ban đầu hỗ trợ nhà đầu tư. Doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu vùng xa có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp vì đơn vị đó đã tạo công ăn việc làm. Có thể miễn thuế trong vòng 10 năm chẳng hạn, để họ yên tâm vào đầu tư. Có thể sử dụng công cụ thuế để hỗ trợ, dùng ngân sách chi trả chưa chắc đã có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn ông!

doanh nghiep phai la hat nhan phat trien nong nghiep nam 2017 Bà Phạm Chi Lan: 'Nông nghiệp - trụ đỡ kinh tế bị lãng quên'
doanh nghiep phai la hat nhan phat trien nong nghiep nam 2017 'Thay đổi tư duy, FDI vào nông nghiệp sẽ tăng'

Thái Hoàng