Tái cơ cấu nông nghiệp theo tính thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định cần tái cơ cấu nông nghiệp theo tính thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường |
Theo đó, 2 năm vừa qua diễn biến của biến đổi khí hậu dị thường, cực đoan hơn kịch bản dự đoán, ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và xã hội, vì vậy bộ trưởng nhận định cần coi đây nguyên tắc cơ bản trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp kể cả đối với quy mô ngành hàng quốc gia, ngành hàng vùng và ngành hàng địa phương.
Vấn đề thứ 2 cần quan tâm là cơ chế thị trường khi sức sản xuất không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, mà còn cho xuất khẩu trên 180 nước với 30 tỷ USD trong năm 2016 và dự kiến trong năm nay đạt 35 tỷ USD.
"Như vậy, chúng ta cần phải chấp nhận hàng hóa nông sản ở bên ngoài tràn vào nước ta, và nếu chúng ta không tính toán kỹ, xác định, lựa chọn những sản phẩm mang tính thế mạnh, có giá thành phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng thì sản phẩm nội địa không thể chiến thắng được", Bộ trưởng nhận định.
Bộ trưởng chỉ rõ đây là 2 nhân tố cơ bản cần phải được giải quyết và chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được.
Cụ thể, biến đổi khí hậu cũng tạo ra những dư địa mới có thể tận dụng để đưa ra những sản phẩm phù hợp, mang tính chất lợi thế cạnh tranh. Ví dụ như ĐBSCL vốn trước đây tập trung vào vựa nông sản lúa, gạo, thủy sản, trái cây thì nay chuyển sang thủy sản, trái cây và lúa gạo theo trình tự ngược lại.
"Nguyên nhân là vì nước biển dâng, thượng nguồn thay đổi, quy luật dòng chảy thay đổi nhưng vẫn trên nền tảng là nước thì nên lựa chọn đối tượng có thể thích ứng nhất với biến động mới. Vì vậy, chúng ta lựa chọn thủy sản hàng đầu dựa trên cơ sở thủy sản là xu hướng thị trường thế giới với tốc độ tăng, nhu cầu 5,7%. Đó là ví dụ với vùng biển", ông Cường cho biết.
Theo đó, trong chương trình tái cơ cấu 3 trục sản phẩm, đầu tiên là trục sản phẩm quốc gia với 10 sản phẩm xuất khẩu có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên đang được rà soát lại, tập trung vào những khâu yếu nhất ở những chuỗi sản xuất đó để tác động vào. Ví dụ như sản xuất cá tra, cần tập trung vào khâu giống và chế biến.
Đối với trục sản phẩm cấp tỉnh, đều lựa chọn những sản phẩm mang tính chất quy mô, đặc sản lớn của tỉnh để mở rộng.
Cuối cùng là trục sản phẩm mỗi khu vực lân cận các xã có đặc sản địa phương, tổ chức ngành hàng theo quy trình công nghệ cao nhưng quy mô mang tính chất đặc sản. Quảng Ninh là một ví dụ điển hình về trục sản phẩm này khi đã hình thành được 198 doanh nghiệp và hợp tác xã từ người dân, đưa ra 290 sản phẩm, trong đó có 85 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao (sản phẩm xuất khẩu được như trà hoa vàng, chả mực).
Bộ trưởng khẳng định với 3 trục sản phẩm, áp dụng công nghệ cao, lựa chọn đối tượng phù hợp, thích ứng biến đổi khí hậu, có thị hướng thị trường tốt để tổ chức ngành hàng thì việc tái cơ cấu nông nghiệp sẽ đi đúng hướng và thành công.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/