|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự khác biệt về cách chi tiêu của giới siêu giàu và những nhà giàu mới nổi

06:30 | 14/08/2019
Chia sẻ
Không ồn ào và phô trương như những gia đình giàu có mới nổi theo lối trọc phú, tầng lớp thượng lưu thực sự có cách khẳng định đẳng cấp tinh tế và lặng lẽ.

Năm 1899, nhà kinh tế học Thorstein Veblen đã nhận thấy rằng thìa và áo nịt bạc là đặc trưng của tầng lớp quí tộc. Trong chuyên luận nổi tiếng của Veblen, Theory of the Leisure Class, ông đã đặt ra cụm từ "tiêu thụ hữu hình" (conspicuous consumption) để mô tả lựa chọn tiêu thụ hàng hóa nhằm thể hiện vị trí và địa vị xã hội. 

Hơn 100 năm sau, tiêu thụ hữu hình vẫn là yếu tố quan trọng trong bối cảnh tư bản đương đại và cho đến ngày nay, hàng hóa xa xỉ đã dễ tiếp cận hơn nhiều so với thời Veblen.

Nguồn cung hàng hóa xa xỉ dễ dàng là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế sản xuất hàng loạt sau cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ 20, nền sản xuất gia công hùng mạnh của Trung Quốc và các thị trường lao động và nguyên liệu rẻ xuất hiện. Vì thế, tầng lớp trung lưu đòi hỏi nhiều hàng hóa vật chất hơn với mức giá rẻ hơn.

11c55851-0c24-4a2e-a5a1-dfc80d641694

Mua sắm hàng hóa xa xỉ giờ đây không còn là đặc quyền của tầng lớp thượng lưu tinh hoa. Ảnh: BBC

Khi tiền mặt không còn là dấu hiệu của đẳng cấp

Tuy nhiên, việc dân chủ hóa hàng tiêu dùng đã khiến tính năng biểu thị địa vị xã hội của hàng xa xỉ kém dần. Trước tình hình bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, cả người giàu và tầng lớp trung lưu đều sở hữu TV 4K cỡ lớn, túi xách thiết kế riêng. 

Cả hai đều thuê những chiếc siêu xe đắt tiền, đi máy bay hạng thương nhân và đi du thuyền trên biển. Qua bề ngoài, các đối tượng xem việc tiêu dùng như cách phô trương tài sản của hai giới không còn khác nhau là bao.

Giờ đây, khi mọi người đều có thể mua túi xách Hermes và Ferrari mới, những người giàu tinh hoa bắt đầu sử dụng các dấu hiệu âm thầm và tinh tế hơn nhiều để thể hiện vị trí xã hội của họ. 

Dù những chiếc du thuyền và Bentley trong sân biệt thự vẫn là điều không thể thiếu nhưng sự thay đổi mạnh mẽ trong cách chi tiêu của thế hệ người giàu mới đến từ lối tư duy hoàn toàn mới mẻ.

Giới tinh hoa mới này có được vị thế thông qua kiến thức quí giá và vốn văn hóa sâu rộng, nên đi kèm theo đó sẽ là ưu tiên chi tiêu cho các dịch vụ, giáo dục và hàng hóa vật chất thuần túy. 

Những hành vi trạng thái mới này được chuyên gia Elizabeth Halkett của BBC định nghĩa là "tiêu dùng vô hình" (inconspicuous consumption). Chúng là loại chi tiêu lặng lẽ và không được biểu hiện thông qua hàng hóa vật chất thông thường.

Sự gia tăng của tầng lớp tinh hoa mới đầy khát vọng và thói quen tiêu dùng vô hình có lẽ rõ nét nhất ở Mỹ. Dữ liệu khảo sát tiêu dùng của Mỹ cho thấy kể từ năm 2007, 1% nhóm người giàu nhất (thu nhập 300.000 USD mỗi năm) đang mua sắm hàng hóa ít hơn đáng kể trong khi các nhóm thu nhập trung bình (kiếm được khoảng 70.000 USD mỗi năm) đang có xu hướng mua hàng nhiều hơn.

Giáo dục và trải nghiệm tinh thần lên ngôi

Xuất phát từ chủ nghĩa duy vật công khai, người giàu đang đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, hưu trí và sức khỏe - những yếu tố phi vật chất nhưng có giá cao hơn nhiều lần so với bất chiếc túi xách hay bộ đồ hàng hiệu nào mà người tiêu dùng thu nhập trung bình có thể mua. 

1% giới tinh hoa hàng đầu hiện nay dành phần lớn thu nhập của họ cho tiêu dùng vô hình. Giáo dục chiếm tỉ lệ đáng kể trong khoản này (chiếm gần 6% chi tiêu gia đình của nhóm thượng lưu so với chỉ hơn 1% của nhóm trung lưu). 

Trên thực tế, chi phí nhóm 1% tầng lớp thượng lưu hàng đầu dành cho giáo dục đã tăng 3,5 lần kể từ năm 1996 trong khi tầng lớp trung lưu không thay đổi xu hướng này trong cùng khoảng thời gian.

p055xt2d

Chi tiêu về giáo dục được tầng lớp thượng lưu vô cùng coi trọng. Ảnh: BBC

Khoảng cách lớn giữa tầng lớp trung lưu và thượng lưu cho chi tiêu giáo dục ở Mỹ đặc biệt mang nhiều ý nghĩa bởi không giống như hàng hóa vật chất, giáo dục ngày càng trở nên đắt đỏ trong những năm gần đây. 

Vì vậy, nhu cầu ưu tiên nguồn tài chính cho giáo dục để đủ khả năng chi trả cũng gia tăng. Theo dữ liệu khảo sát chi tiêu từ năm 2003-2013, học phí đại học đã nhảy vọt 80% trong khi giá hàng thời trang nữ trung bình chỉ tăng 6% so với cùng . Sự thiếu đầu tư vào giáo dục của tầng lớp trung lưu không thể hiện sự thiếu ưu tiên mà cho thấy khả năng chi trả của tầng lớp này khó đạt tới.

Tiêu thụ vô hình cực đắt đỏ và khó nhận thấy nhưng tín hiệu nó thể hiện lại vô cùng mạnh mẽ, từ việc đọc tạp chí The Economist đến mua trứng hữu cơ trực tiếp từ nông trại. Nói cách khác, tiêu dùng vô hình đã trở thành một tốc ký thông qua đó giới tinh hoa mới thể hiện vốn văn hóa của họ với nhau. 

Từ các yêu cầu phụ huynh gửi tới những trường mầm non tư thục hàng đầu, nhiều người khác ngạc nhiên khi biết rằng nên kèm thêm trong hộp đồ ăn trưa bánh quy diêm mạch và trái cây hữu cơ để trẻ phát triển toàn diện.

Nhiều người khác lại cho rằng đây chỉ là một ví dụ phổ biến về hành vi của các bà mẹ hiện đại nhưng chỉ cần tới khu vực trung lưu ở các thành phố ven biển của Mỹ, bạn sẽ thấy các hộp đồ ăn trưa cho trẻ ở mỗi trường rất đa dạng nhưng không bao giờ kèm theo hoa quả. 

Tương tự, ở Los Angeles, San Francisco và New York, nhiều người nghĩ rằng mọi bà mẹ Mỹ đều nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong một năm đầu nhưng thống kê quốc gia cho thấy chỉ có 27% bà mẹ hoàn thành mục tiêu này của Học viện Nhi khoa Mỹ.

Tiêu dùng vô hình gia tăng tính linh hoạt cho xã hội

Những chuẩn mực xã hội dường như khá khiêm tốn và dễ tiếp cận này ngày nay lại chính là con đường bước vào tầng lớp thượng lưu. Và lối chi tiêu đó không hề tốn kém: The Economist có thể chỉ tốn 100 USD nhưng nhu cầu đọc tạp chí này có thể là kết quả của quá trình học tập tại những tổ chức giáo dục xã hội tinh hoa nhất.

Quan trọng nhất, lối đầu tư mới vào tiêu dùng vô hình đang tái tạo đặc quyền thượng lưu theo cách mà phương thức tiêu thụ hữu hình trước đây không thể. Am hiểu về những bài báo chuyên môn để tham khảo hoặc trò chuyện nhã nhặn với những người nông dân địa phương cho thấy phông nền văn hóa tinh tế, cung cấp mạng lưới xã hội tinh hoa và từ đó, mở đường cho sự nghiệp thành công. Trong ngắn hạn, tiêu dùng vô hình gia tăng tính linh hoạt của xã hội.

Sâu xa hơn, đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nghỉ hưu có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng và cả cơ hội sống của thế hệ tiếp theo trong tương lai. Ngày nay, tiêu thụ vô hình thậm chí là hình thức thể hiện đẳng cấp hiệu quả hơn nhiều so với loại hình vật chất của thời Veblen.

Tiêu thụ vô hình - dù là cho con bú hay giáo dục - đều được xem như phương tiện cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn và gia tăng kĩ năng xã hội cho những thế hệ kế cận. Trong đó, tiêu thụ hữu hình chỉ là sự kết thúc hay đơn giản là phô trương. 

Ngày nay, thế hệ tinh hoa mới sẽ lựa chọn tiêu dùng vô hình là phương thức bảo về và duy trì địa vị xã hội, ngay cả khi chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường như những viên kim cương lấp lánh.

Thu Phương