|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

‘Siêu ủy ban' gắn trách nhiệm cá nhân cụ thể với doanh nghiệp để tránh thất thoát, lãnh phí

21:18 | 01/10/2018
Chia sẻ
Ngày 29/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 131 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Ủy ban này đại diện chủ sở hữu tại 19 tổng công ty, tập đoàn.
sieu uy ban gan trach nhiem ca nhan cu the voi doanh nghiep de tranh that thoat lanh phi 'Siêu Ủy ban' ra mắt: Thủ tướng yêu cầu tránh kẽ hở tham nhũng, thất thoát

Chiều ngày 1/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018.

Tại phiên họp, trả lời câu hỏi của phóng viên xung quanh vấn đề hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (Ủy ban), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Lê Quang Mạnh cho rằng: “Mục tiêu xây dựng Ủy Ban của Khuôn là khuôn khổ pháp lý được xây dựng để tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

“Ủy ban sẽ thay mặt Nhà nước để giám sát khối tài sản, vốn của Nhà nước tại các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), không phải là cơ quan để sử dụng vốn này”, ông Mạnh trả lời.

Mặt khác, Ủy ban tập trung vào giám sát vốn Nhà nước được các doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả hay không? Có khả năng nguy cơ thất thoát hay không? Thông qua đó, Ủy ban triển khai các biện pháp can thiệp. Ủy ban sẽ không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất cả các doanh nghiệp.

sieu uy ban gan trach nhiem ca nhan cu the voi doanh nghiep de tranh that thoat lanh phi
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Lê Quang Mạnh

Vừa qua, Chính phủ có định hướng rõ ràng cho hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn trong thời gian sắp tới.

Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước là cơ quan chuyên nghiệp tập trung vào chức năng giám sát, không phải là cơ quan hành chính theo tiêu chuẩn một cơ quan hiện đại, có chuyên môn.

Hiện nay, việc giám sát vốn tại các DNNN không được làm thường xuyên, không được các cơ quan chuyên trách thực hiện. Việc xây dựng Ủy ban nhằm hướng đến hoạt động giám sát sẽ được thực hiện thường xuyên hơn, công tác giám sát vốn của các doanh nghiệp thực hiện một cách kỹ càng để thấy được các nguy cơ thất thoát, lãng phí hay tình trạng ‘sân trước, sân sau’. Ủy ban sẽ là doanh nghiệp giải quyết các vấn đề đó.

Thứ hai, định hướng là nâng cao trách nhiệm giải trình trong quá trình giám sát và sử dụng vốn của nhà nước, gắn trách nhiệm này với các cá nhân cụ thể.

“Chỉ khi nào gắn trách nhiệm với các cá nhân cụ thể, chúng ta mới có cơ chế đảm bảo nguồn lực của đất nước không bị lãng phí”, ông Mạnh đánh giá.

Thứ ba, trong thời gian vừa qua, thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước rất là khó và thiếu sự tường minh, công khai hóa. Ủy ban xây dựng lộ trình rõ ràng về việc ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình sử dụng dữ liệu lớn để quản lý giám sát DNNN mà không làm cản trở hoạt động hàng ngày, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm

Phan Quân