Chính phủ chỉ ra bất cập thực hiện chính sách pháp luật về sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN
Giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước xuống mức sàn | |
Thoái vốn nhà nước các lĩnh vực chủ chốt thu về trên 11.000 tỷ đồng từ 2011 - 2015 |
Ngày 24/5, Chính phủ hoàn thành Báo cáo để trình Quốc hộ về Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.
Trong đó, Chính phủ nêu đánh giá các vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện tại vẫn thực hiện theo qui định tại nhiều văn bản như: Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13), Luật doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Chứng khoán, Luật Đấu thầu 2013.
Chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước hiện nay còn phân tán, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp, Hội đồng thành viên doanh nghiệp cũng được phân công là đại diện chủ sở hữu trực tiếp vốn nhà nước tại DNNN.
Có người đại diện vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác còn thiếu chuyên nghiệp trong lĩnh vực có vốn đầu tư nhà nước và còn người đại diện là công chức nhà nước kiêm nhiệm. Chưa có qui định về mối quan hệ giữa quyền quản lý vốn của chủ sở hữu với quyền của người đại diện.
Công tác giám sát đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước tuy có sự phân công, phân cấp nhưng hiệu quả công tác giám sát chưa cao; kết quả giám sát xếp loại doanh nghiệp chưa thực sự có tác động để nâng cao trách nhiệm trong quản lý điều hành doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp kịp thời, đầy đủ những thông tin về hoạt động kinh doanh và hiệu quả của doanh nghiệp.
Công tác giám sát đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước tuy có sự phân công, phân cấp nhưng hiệu quả công tác giám sát chưa cao; kết quả giám sát xếp loại doanh nghiệp chưa thực sự có tác động để nâng cao trách nhiệm trong quản lý điều hành doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp kịp thời, đầy đủ những thông tin về hoạt động kinh doanh và hiệu quả của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra đánh các sai phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 (trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan); cơ chế xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra các sai phạm; hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm toán.
Trên thực tế vẫn còn doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh thua lỗ, mất vốn nhà nước như 12 dự án của ngành công thương. Chính phủ đã phát hiện, chỉ rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục, trong đó có xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
Luật số 69/2014/QH13 quy định (tại Điều 63. Xử lý vi phạm): Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Thời gian qua cùng với quá trình tăng cường kiểm tra giám sát, thanh tra, kiểm toán, các sai phạm khi xảy ra đã được các cơ quan kiểm tra giám sát, thanh tra, kiểm toán xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Hiệu lực, hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát, kiểm soát viên của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, có nơi bị vô hiệu. Có nơi Ban kiểm soát, kiểm soát viên chưa phát hiện, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả nhưng vi phạm và rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp; còn chưa đóng vai trò là công cụ hữu hiệu của chủ sở hữu trong giám sát, kiểm soát hoạt động doanh nghiệp, kể cả việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và ban điều hành để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, nhất là Nhà nước.
Hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; các vi phạm, yếu kém và rủi ro không được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Hệ thống thông tin quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và tài sản, vốn của nhà nước tại doanh nghiệp còn bất cập, không đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng. Việc thực hiện vai trò của người đại diện vốn nhà nước còn hạn chế; việc giám sát, đánh giá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người đại diện vốn còn kém hiệu quả.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/