|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sea đã mua lại quyền kiểm soát của Foody Việt Nam?

23:36 | 26/09/2017
Chia sẻ
Kỳ lân Đông Nam Á Sea Limited cho biết trong bản cáo bạch của mình rằng họ đã mua phần lớn cổ phần ở một nhà cung cấp dịch vụ đặt nhà hàng và giao thức ăn ở Việt Nam.
 

Kỳ lân Đông Nam Á Sea Limited cho biết trong bản cáo bạch của mình rằng họ đã mua phần lớn cổ phần ở một nhà cung cấp dịch vụ đặt nhà hàng và giao thức ăn ở Việt Nam.

DealstreetAsia cho hay, từ các nguồn tin công ty mục tiêu đó có thể là công ty truyền thông ẩm thực Foody.

sea da mua lai quyen kiem soat cua foody viet nam

Họ nói trong bản cáo bạch lên sàn giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) rằng “Chúng tôi dự định theo đuổi vụ đầu tư chiến lược và các cơ hội mua lại để tăng trưởng cơ sở khách hàng, tăng cường sự thâm nhập thị trường và mở rộng các dịch vụ của chúng tôi, bao gồm những dịch vụ và sản phẩm bổ sung. Ví dụ, trong tháng 7/2017, chúng tôi hoàn thành việc mua lại phần kiểm soát ở công ty cung cấp nền tảng trực tuyến cho phép người dùng đánh giá các doanh nghiệp địa phương, và cung cấp dịch vụ đặt chỗ nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn chủ yếu ở Việt Nam”.

Sea, trước đó được biết dưới cái tên Garena, là người hậu thuẫn vòng huy động vốn series B của Foody trong năm 2015. Công ty truyền thông ẩm thực Việt Nam này đã huy động ở vòng series C từ nhà đầu tư có trụ sở tại Mỹ Tiger Global Management 3 tuần sau vòng gọi vốn series B. Giá trị của cả hai vòng gọi vốn đều chưa được tiết lộ.

CEO của Foody Đặng Hoàng Minh đã từ chối bình luận, email gửi cho Sea cũng chưa có hồi âm.

Trong khi đó, tài liệu của Sea cho biết việc mua lại giúp củng cố nền tảng thanh toán sử dụng AirPay của công ty. DeliveryNow, dịch vụ giao thức ăn của Foody, đang sử dụng dịch vụ AirPay. AirPay đã được ra mắt ở Việt Nam vào năm 2014.

Trong khi chủ yếu hoạt động ở Việt Nam, Foody thành lập năm 2012, cũng đã có mặt ở Indonesia và khai thác thị trường Thái Lan. Ngoài việc bình luận các nhà hàng, công ty cũng sở hữu đơn vị đặt chỗ nhà hàng, kinh doanh dịch vụ giao thức ăn và phần mềm hệ thống bán hàng tại chỗ.

Năm ngoái, họ đã đầu tư vào startup chuyên cung cấp các khuyến mãi có trụ sở ở Hà Nội Jamja.vn.

Trong khi đó, tất cả 3 trụ cột của Sea, bao gồm nền tảng giải trí Garena, AirPay và thương mại điện tử Shopee đều đã vào Việt Nam.

“Chúng tôi tin rằng sự thâm nhập thị trường của chúng tôi ở Đông Nam Á vẫn còn tương đối thấp, trong cả lượng người dùng và thị phần trong việc mua sắm của khách hàng, vẫn còn có nhiều cơ hội phát triển. Do tính năng động của chu kỳ kinh doanh trong mỗi hoạt động, chúng tôi cũng tin rằng mở rộng phạm vi hoạt động trên mỗi nền tảng sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh để bảo vệ và tăng trưởng vị thế thị trường của chúng tôi”, Sea nói.

Mở rộng thị trường Đông Nam Á liên quan đến 7 quốc gia Indonesia, Taiwan, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore.

Trong khu vực này, Sea sẽ chọn những công ty chỉ hoạt động ở một hoặc vài thị trường làm đối thủ, như Tập đoàn VNG.

VNG, đã được đầu tư bởi cổ đông dài hạn Tencent Holdings của Trung Quốc, vào tháng 5 đã ký thỏa thuận sơ bộ để niêm yết trên sàn Nasdaq.

Để cạnh tranh trực tiếp, Sea cũng đã nộp hồ sơ niêm yết trên Nasdaq nhưng cuối cùng đã đệ trình lên Sở Giao dịch Chứng Khoán New York trong vụ IPO trị giá tiềm năng 1 tỷ USD.

Tháng 5/2017, công ty đã huy động vốn ở vòng series E được 550 triệu USD và đổi tên thành Sea Limited. Động thái này được đưa ra khi Sea tìm kiếm sự đa dạng hóa và mở rộng kinh doanh, trong khi các nhà thương mại điện tử được hậu thuẫn to lớn, như Lazada được mua lại bởi Alibaba, Tokopedia được đầu tư bởi JD.com và Amazon cũng đã bắt đầu nhảy vào khu vực.

Thành Nguyên/Dealstreet Asia