|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sẽ không để start-up Việt phải sang Singapore thành lập doanh nghiệp

15:29 | 16/07/2018
Chia sẻ
“Sẽ không để start-up Việt phải sang Singapore thành lập doanh nghiệp”- giới khởi nghiệp Việt đang háo hức truyền nhau câu nói trên của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trong Diễn đàn Cấp cao về công nghiệp 4.0 vừa được Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức cuối tuần trước.
se khong de start up viet phai sang singapore thanh lap doanh nghiep Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam ‘tiếp sức’ cho start-up gọi vốn

Đây chính là điều mà giới khởi nghiệp và rộng hơn là giới kinh doanh đang cần, để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏn vào đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu.

Nhưng, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh và các bộ trưởng khác sẽ làm gì để thực hiện cam kết này, để giữ chân những ý tưởng, doanh nghiệp, bộ óc sáng tạo ở lại, thậm chí là tìm đến Việt Nam, mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế lại là câu hỏi khó mà các start-up đang đặt ra.

se khong de start up viet phai sang singapore thanh lap doanh nghiep

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc tới yêu cầu về đảo chiều tư duy và hành động trong từng bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân. Tuy vậy, thực tế không dễ từ bỏ thói quen cũ, nề nếp tư duy cũ.

Khi bàn tới cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giới phân tích luôn nhắc tới lợi thế về giai đoạn dân số vàng, tỷ lệ người dân sử dụng Internet cao hơn mức trung bình thế giới, về sự ổn định kinh tế vĩ mô… dù đi kèm luôn là những khuyến nghị chính sách để thay đổi thứ hạng khá thấp về năng lực đổi mới sáng tạo, về mức độ sẵn sàng với tương lai của nền sản xuất, độ năng động trong kinh doanh.

Giới kinh doanh thực tế hơn, nhìn vào thủ tục hành chính, chi phí thời gian và tài chính mà họ phải bỏ khi thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam và thế giới, để quyết định chọn nơi đặt chân.

Sẽ rất khó giữ chân các start-up khi họ luôn phải tìm cách chứng minh cho các cơ quan quản lý nhà nước về phương thức, mô hình kinh doanh mới, thậm chí là những ý tưởng kinh doanh lần đầu xuất hiện phù hợp với những quy định hiện hành, trong đó có nhiều quy định có tuổi đời cả chục năm.

Sẽ rất khó cho các start-up khi các quỹ đầu tư thiên thần, các nhà đầu tư vào hoạt động start-up chưa có những cơ sở pháp lý để bảo vệ mình trước những khoản đầu tư chủ yếu là thua lỗ. Thậm chí, nhiều start-up đã ngậm ngùi rời khỏi thị trường khi thời gian hoàn tất thủ tục hành chính quá lâu, các quỹ đầu tư quốc tế không thể chờ đợi…

Chắc chắn, không chỉ giới start-up phải gánh chịu khó khăn. Trong sự thay đổi khó đoán định do sự tác động của công nghệ, sẽ có nhiều mô hình kinh doanh, cách thức kinh doanh không còn phù hợp, bị thay thế bởi những cách làm mới, buộc các doanh nghiệp phải có các hoạt động đầu tư đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới để tồn tại. Họ sẽ giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước thế nào khi hàng loạt điều kiện kinh doanh mà họ hiện phải tuân thủ không còn có ý nghĩa trong môi trường điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, trong nền kinh tế chia sẻ… Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tìm được nguồn tài chính ở đâu để chuyển đổi công nghệ khi luôn ở thế yếu khi làm việc với các tổ chức tín dụng, không có các chính sách hậu thuẫn phù hợp…

Thực ra, những thay đổi về môi trường kinh doanh, nhất là những quy định liên quan đến cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính thời gian vừa qua đã mở thêm nhiều cánh cửa cho giới start-up, nhưng vẫn chưa đủ.

Sự va chạm giữa những tư duy, cách làm truyền thống trong quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh và xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng lớn. Nếu không giải quyết nhanh, thì không chỉ doanh nghiệp, mà nhiều mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới và cả các cách kết nối mới của công nghiệp 4.0 sẽ không ở lại Việt Nam, thậm chí còn rời khỏi Việt Nam.

“Con tàu” 4.0 không đợi bất cứ ai chậm trễ…

Xem thêm

Bảo Duy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.