Sẽ có tuyến đường sắt kết nối sân bay Long Thành với Tân Sơn Nhất
Thảo luận về việc giải phóng mặt bằng, tái định cư để làm Cảng hàng không quốc tế Long Thành ngày 8/6, Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa khẳng định, chủ trương thực hiện dự án này xuất phát từ nhu cầu của ngành hàng không, khi sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã quá tải.
Mô hình thiết kế nhà ga sân bay Long Thành .
Theo Bộ trưởng, dự án cần tiến hành làm ngay tiếp theo sân bay Long Thành là làm tuyến đường sắt 43km từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Long Thành.
“Đây là cơ hội rất lớn cho thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Đây là việc trong báo cáo nghiên cứu khả thi chúng tôi sẽ phải tiếp cận ngay và có trách nhiệm ngay”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết.
Người đứng đầu ngành giao thông khẳng định rằng, đó là cách tiếp cận phải rất trách nhiệm, nếu không chúng ta cứ bỏ tiền ra nhưng việc khai thác các hiệu quả từ đất, từ các dự án này sẽ thấp.
Về nguồn vốn, Bộ trưởng GTVT cho biết sẽ huy động nhiều kênh như ngân sách nhà nước, ODA, các nhà đầu tư, cổ phần hoá... "Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, không thể huy động vốn ODA hay tư nhân mà chỉ có thể lấy từ ngân sách", ông cho biết.
Theo Bộ trưởng Nghĩa, dự án sân bay Long Thành được nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước quan tâm. “Việc đầu tư sân bay, nhà ga không còn là mới và đang được các nhà đầu tư quan tâm. Chúng ta có ga quốc tế Đà Nẵng phục vụ cho APEC hoàn toàn là tư nhân, được khánh thành ngày 19/5 là công trình rất đẹp, phục vụ cho APEC rất yên tâm. Sân bay Nha Trang đang được đầu tư, nhà ga T4 cũng có nhiều nhà đầu tư, hiện nay có khoảng 3, 4 nhà đầu tư.
Chúng ta có sân bay Vân Đồn, là sân bay được đầu tư toàn bộ bằng vốn tư nhân, có nghĩa sân bay Long Thành sẽ hướng là hình thức gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Vốn nhà nước là gì theo tôi nghĩ trước hết là giải phóng mặt bằng”, người đứng đầu ngành GTVT nói.
Ông Bùi Xuân Thống - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai ủng hộ phương thức thu hồi đất một lần cho toàn bộ dự án Long Thành, đồng thời đề nghị Chính phủ triển khai sớm quy hoạch phát triển vùng đô thị bên cạnh sân bay.
Trước lo ngại việc triển khai dự án Long Thành sẽ khiến nợ công tăng, đại biểu Vũ Trọng Kim nói "nên có quan điểm mới về vấn đề này". Theo ông, "muốn kiến tạo phát triển thì phải có gan, vì có gan mới có thể làm giàu".
Ông đề nghị Chính phủ mạnh dạn trình ra Quốc hội cách thức thu hồi vốn và trả nợ vay để tránh tâm lý nặng nề là nợ công cao, cho nên không dám đầu tư.
Dự án sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD
Dự án đầu tư Cảng HKQT Long Thành được sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn doanh nghiệp... Tổng mức ... |
Bồi thường dự án sân bay Long Thành đội lên 23.000 tỷ do phát sinh 600ha đất tái định cư
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tiền bồi thường tái định cư dự án sân bay Long Thành ban đầu chỉ ... |
Dự thảo Nghị quyết về sân bay Long Thành: Tách nội dung GPMB thành dự án riêng
Quốc hội vừa đưa ra dự thảo Nghị quyết về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc ... |
Xóa bỏ hình ảnh “sân golf thông thoáng cạnh sân bay ách tắc”Khẳng định việc GPMB một lần là cần thiết để ổn định đời sống người dân và đảm bảo tiến độ triển khai dự án CHK Long Thành, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó bí thư Thành ủy TP HCM cho rằng, song hành trong quá trình chuẩn bị xây dựng sân bay Long Thành là việc mở rộng nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất nên các đơn vị liên quan phải đưa ra các phương án sao cho hợp lòng dân nhất, tiết kiệm nguồn vốn và đất đai nhất. Bà Tâm cũng nêu thực tế hiện nay nhân dân chưa yên tâm và cũng rất bất bình về cách sử dụng đất khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất. “Dù chúng ta rất tích cực, nhưng rõ ràng nó chưa hiệu quả và còn có những vấn đề khả thi chưa cao, tính minh bạch chưa có, sự đồng thuận trong nhân dân chưa có”, bà Tâm nhấn mạnh. Là người sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và chứng kiến sự quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi đó đất còn lại của sân bay Tân Sơn Nhất lại khai thác công năng khác, đất sân bay lại được cắt ra làm sân golf, nhà hàng khách sạn…, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: Sân bay Tân Sơn Nhất đang rất quá tải, vậy điều vô lý là tại sao lại dành đất cho sân golf? Nếu dành đất phục vụ cho mục đích quân sự thì sẵn sàng và không phải tranh cãi, nhưng lại trở thành đất dân sự để kinh doanh là điều không thể chấp nhận được. Vì sân golf chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm người, không vì lợi ích chung. “Như vậy không được và những ai sẽ đi vào trong đó để đánh golf. Liệu nhu cầu sân golf có cần hay không. Sân golf phục vụ cho ai, chỉ là nhóm người giàu để thu tiền thôi. Nhưng tiền đó có lại được so với uy tín đã mất hay không. Trong khi đó, thành phố phải đối phó với việc Tân Sơn Nhất kẹt xe, bao nhiêu chuyến bay chậm thì hãy tính thiệt hại. Thiệt hại thì thiệt hại chung trong khi nguồn thu kia lại riêng cho một nhóm nên việc này không chấp nhận được”, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu ý kiến. |