|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sau Y khoa Tâm Trí, VinaCapital tiếp tục rót 26 triệu USD vào chuỗi phòng khám y tế hàng đầu ở Hà Nội

08:35 | 18/07/2020
Chia sẻ
Với hai khoản đầu tư vào Tâm Trí và Thái Hòa, VinaCapital đã trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực y tế.

VinaCapital "sống khoẻ" giữa đại dịch nhờ đầu tư vào y tế

Quĩ đầu tư lớn nhất nhóm VinaCapital - VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) - vừa công bố báo cáo đầu tư tháng 6.

Với tỉ suất lợi lợi nhuận đầu tư là 0,2%, VOF là quĩ duy nhất trên thị trường chứng khoán ghi nhận có lãi trong 6 tháng đầu năm, bất chấp những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Dù thị trường khó khăn, trong 6 tháng đầu năm 2020, VinaCapital vẫn tiếp tục chi khoảng gần 50 triệu USD cho danh mục đầu tư của quĩ vào một số doanh nghiệp lớn.

Sau Y khoa Tâm Trí, VinaCapital tiếp tục rót thêm 26 triệu USD vào chuỗi phòng khám y tế hàng đầu tại Hà Nội - Ảnh 1.

Kết quả đầu tư của VOF – thành viên VinaCapital - trong 6 tháng đầu năm 2020. Nguồn: VOF.

Vào cuối tháng 6, quĩ hoàn tất đàm phán thương vụ đầu tư vào cổ phẩn của một mạng lưới chăm sóc sức khỏe. Thương vụ có tên là Project Tea Mask, gồm một bệnh viện tư nhân và phòng khám y tế hàng đầu tại Hà Nội.

Khoản đầu tư vào Project Tea Mask có giá trị 26,6 triệu USD.

Với hai khoản đầu tư vào Tâm Trí và Thái Hòa, VinaCapital đã trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực y tế. 

Thương vụ đứng thứ hai về giá trị là khoản đầu tư vào Project Kuala Lumpur - một doanh nghiệp tiêu dùng hàng đầu, với số tiền 20 triệu USD.

Đến ngày 29/6, giá trị các khoản đầu tư của VOF tại Việt Nam đã lên tới 172 triệu USD. Các khoản đầu tư đáng chú ý là CTCP Sữa Quốc tế IDP 35,6 triệu USD, bệnh viện Tâm Trí 22 triệu USD, Project Twins 20,3 triệu USD.

Cũng trong nửa đầu năm 2020, VOF đã thoái vốn tại Project Indiana, và họ sẽ nhận tiền vào tháng 7.

Chăm sóc sức khoẻ - danh mục đầu tư yêu thích từ ông trùm VinaCapital

Trước Project Tea Mask, vào năm 2018, VinaCapital cũng chi 25 triệu USD vào chuỗi bệnh viện tư nhân Y khoa Tâm Trí. Với mức đầu tư ấy, VOF trở thành cổ đông thiểu số lớn nhất tại chuỗi bệnh viện.

Y Khoa Tâm Trí hoạt động theo sự điều hành của Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, người đã sáng lập tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ rồi bán cho các nhà đầu tư quốc tế vào năm 2013.

Năm 2009, quĩ VOF đã đầu tư 30 triệu USD vào Hoàn Mỹ và trở thành một trong những thương vụ đầu tư thành công nhất trong lĩnh vực y tế.

Năm 2013, VOF thoái vốn tại Hoàn Mỹ cho Tập đoàn Fortis Healthcare với giá 100 triệu USD để sở hữu 65% cổ phần. Hiện, giới đầu tư đồn đoán, Y khoa Hoàn Mỹ đang được định giá khoảng 300 triệu USD.

Ngoài hai khoản đầu tư đáng chú ý đó, năm ngoái VinaCapital cũng rót 19 triệu USD cho hệ thống bệnh viện quốc tế Thái Hoà.

Những thương vụ cho thấy đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tư nhân là một trong những lĩnh vực yêu thích của VOF, chiếm tới 41% tổng giá trị các khoản đầu tư.

Số liệu thống kê của Business Monitor International (BMI) cho thấy chi tiêu cho sức khoẻ của Việt Nam đang tăng rất nhanh. Ví dụ, vào năm 2015 chi tiêu y tế chỉ đạt khoảng 13,9 tỉ USD, nhưng tăng lên 14,9 tỉ USD vào năm 2016. Theo dự báo, mức chi sẽ tăng lên 33,7 tỉ USD vào năm 2025.

Báo cáo Việt Nam năm 2035 do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện nhận định dư địa phát triển của dịch vụ y tế tư nhân tại Việt Nam còn rất lớn, nhất là trong bối cảnh chi tiêu y tế đang chiếm tới 5,8% GDP, cao nhất trong các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, mỗi năm người Việt chi trên 2 tỉ USD cho việc khám chữa bệnh ở nước ngoài. Đây là cơ hội lớn cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao, cũng là cơ hội cho các quĩ đầu tư đa ngành như VinaCapital.

Thiên Trường

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.