|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty chứng khoán cắt, hạ margin với cổ phiếu CII, FLC

20:34 | 13/01/2022
Chia sẻ
Nhiều công ty chứng khoán có động thái cắt hoặc giảm margin đối với cổ phiếu "họ FLC" và CII trước lùm xùm ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu FLC và Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất Thủ Thiêm.

Trong thông báo mới đây nhất, CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam đã điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ (margin) đối với hai cổ phiếu CII và FLC.

Cụ thể, Yuanta Việt Nam thông báo hạ tỷ lệ cho vay margin đối với cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM từ 40% xuống còn 30%. Trong khi đó, công ty cắt margin đối với cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC, tỷ lệ cho vay trước đó 20%. 

Sau vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc và giao dịch chui của ông Trịnh Văn Quyết, công ty chứng khoán cắt hạ margin CII, FLC - Ảnh 1.

(Nguồn: Internet).

Theo ghi nhận của người viết, mặc dù chưa có thông tin chính thức, danh mục ký quỹ của CTCP Chứng khoán VPS trên website công ty đã không còn đại diện "họ" FLC. Trong khi đó, cổ phiếu CII vẫn nằm trong danh sách cổ phiếu được ký quỹ với tỷ lệ tới 60%. 

Trên thực tế, nhiều công ty chứng khoán khá e dè khi cấp margin đối với những cổ phiếu đầu cơ này. Vốn dĩ cổ phiếu nhà FLC không được cấp margin hoặc cấp margin không nhiều, ví dụ như Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam hiện chỉ cấp tỷ lệ margin 20% đối với FLC, Chứng khoán VNDirect là 30%...

Diễn biến từ khối công ty chứng khoán liên quan đến những lùm xùm quanh thông tin ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC bán cổ phiếu FLC và Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất Thủ Thiêm.

Trong hai phiên giao dịch trở lại đây, cổ phiếu nhóm FLC cùng với ngành bất động sản và các mã đầu cơ bị bán tháo ồ ạt, giảm sàn diện rộng và gần như trắng bên mua. 

Kết phiên giao dịch hôm nay (13/1), cổ phiếu FLC dư bán giá sàn tới 59 triệu đơn vị. Lượng dư bán sàn của ROS lên hơn 98,6 triệu cổ phiếu. KLF có hơn 27,4 triệu cổ phiếu nằm sàn, HAI là 19,5 triệu cp, AMD là 23,4 triệu cp và ART là 11,4 triệu cp.

Đối với nhóm ngành bất động sản, nhiều mã tăng tăng nóng trong thời gian qua cũng giảm sàn la liệt khi "bong bóng" đất Thủ Thiêm xì hơi. CII, NBB, CEO, LCG, DIG ... đều giảm hết biên độ với áp lực chốt lời mạnh. Một số cổ phiếu đầu ngành như VHM, NVL, DXG... cũng bị ảnh hưởng dây chuyền và chìm trong sắc đỏ hai phiên giao dịch gần đây.

Bảo Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.