|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sau một tháng chống dịch nghiêm ngặt, số ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc về 0

17:50 | 23/08/2021
Chia sẻ
Chỉ trong hơn một tháng, Trung Quốc đã một lần nữa đánh bại COVID-19, đưa số ca nhiễm cộng đồng xuống 0.
Sau một tháng chống dịch nghiêm ngặt, số ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc về 0 - Ảnh 1.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại một khu phố bị phong tỏa ở Thượng Hải vào ngày 21/8. (Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg).

Chưa rõ chiến thắng của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu. Cuộc chiến chống dịch của Trung Quốc lần này khó khăn hơn trước, dù giới lãnh đạo vẫn sử dụng chiến thuật đã giúp dập tắt hơn 30 đợt bùng phát trong quá khứ. Sự xuất hiện của chủng virus siêu lây nhiễm Delta đã khiến khó khăn tăng lên. 

Mô hình Trung Quốc cho thấy các nước phải làm gì để kiểm soát COVID-19. Liệu các nước khác có sẵn lòng – hoặc có thể làm theo những bước đi nghiêm ngặt giống Trung Quốc hay không cũng là câu hỏi lớn.

Dưới đây là những gì đã xảy ra từ ngày 20/7 khi có thông tin về một cụm dịch từ các nhân viên vệ sinh sân bay ở thành phố Nam Kinh đến ngày 23/8, khi Trung Quốc quay trở lại số ca nhiễm bằng 0.

Xét nghiệm toàn thành phố hàng chục lần

Trung Quốc xét nghiệm COVID-19 với mức độ chưa từng có từ trước đến nay. Chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm liên tục, có thành phố xét nghiệm đến 12 lần, để đảm bảo phát hiện mọi ca bệnh. Tổng cộng, có đến hơn 100 triệu cuộc xét nghiệm được thực hiện.

Sau một tháng chống dịch nghiêm ngặt, số ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc về 0 - Ảnh 2.

Phong tỏa cũng đóng vai trò lớn. Có lúc hoạt động đi lại vào Bắc Kinh bị ngăn chặn chỉ vì một ca nhiễm. Trung Quốc huỷ bỏ các chuyến bay, tàu hoả và xe buýt từ vùng dịch tới Bắc Kinh, và rốt cuộc thành phố này chỉ ghi nhận chưa đến 10 ca dương tính. 

Các khu vực khác cũng áp dụng hạn chế sâu rộng, bao gồm cấm người từ khu vực nguy cơ cao đi vào và yêu cầu họ rút ngắn thời gian ở lại. Hầu hết những người này phải cách ly tại nhà – quy định được thực thi nghiêm ngặt – trước khi trở lại nơi làm việc và trường học. Có đến hơn 200 cộng đồng bị gắn mác nguy cơ lây nhiễm cao hoặc trung bình.

Đỉnh và đáy

Đầu tiên, một ca nhiễm không triệu chứng được phát hiện tại sân bay ở Nam Kinh. Số ca ghi nhận trong ngày hôm sau tăng lên hơn một chục. Đến cuối tuần đó, số ca nhiễm hàng ngày đã lên đến gần 50, cho thấy virus có thể đã lây lan trong phạm vi hơn 1.000 km.

Trong vòng chưa đầy ba tuần, số ca nhiễm hàng ngày tăng thành hơn 100, rải rác trên một nửa đất nước. Sau đó, số ca bệnh mới chấm dứt, đột ngột gần như lúc bắt đầu. Số ca nhiễm cộng đồng giảm xuống một chữ số vào tuần tiếp theo, sau đó xuống 0.

Sau một tháng chống dịch nghiêm ngặt, số ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc về 0 - Ảnh 3.

Sự lây lan chóng mặt của biến thể Delta trên khắp đất nước đã trở thành thách thức lớn nhất đối với mô hình kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc. Tổng cộng, virus đã thâm nhập gần 50 thành phố trên 17 tỉnh thành.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã kiểm soát được virus trong khoảng một tháng, gần bằng khoảng thời gian nước này cần để dập tắt các đợt bùng phát trước đó. Để so sánh, các thành phố ở Australia đã phong tỏa nhiều đợt, khiến hơn một nửa trong số 26 triệu dân phải bó chân trong nhà mà không kiểm soát được virus.

Sau một tháng chống dịch nghiêm ngặt, số ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc về 0 - Ảnh 4.

Mỹ chưa bao giờ thành công trong việc ngăn chặn dịch, thay vào đó dựa vào tiêm chủng để chống lại virus, Bloomberg cho biết. 

Cho đến nay, Trung Quốc đã giữ được số ca tử vong vì COVID-19 bằng 0 trong đợt bùng phát mới nhất này.

Hậu quả kinh tế

Chiến lược kiểm soát dịch bằng mọi giá đang đè nặng lên nền kinh tế thứ hai thế giới. Tiêu dùng và sản xuất giảm tốc trong tháng 7 và dự kiến sẽ còn suy yếu hơn nữa vào tháng 8. Goldman Sachs và Nomura Holdings đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cả năm 2021 của Trung Quốc.

Sau một tháng chống dịch nghiêm ngặt, số ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc về 0 - Ảnh 5.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.