|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sau khoản cổ tức 2.900 tỷ, BIDV sắp phải chi 695 tỷ mua lại trái phiếu trước hạn

21:05 | 15/12/2016
Chia sẻ
Trái phiếu tăng vốn dài hạn dự kiến đáo hạn vào ngày 18/12/2021. Tuy nhiên, trái chủ đã quyết định đáo hạn sớm 5 năm. Điều này sẽ tác động đến hệ số an toàn vốn CAR của BIDV, vốn đang khá thấp. 

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID-HoSE) cho biết sẽ mua lại 695,52 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành.

Vào năm 2006, BIDV đã phát hành trái phiếu dài hạn đợt 2/2006 với kỳ hạn 15 năm để tăng vốn tự có. Trái phiếu dự kiến đáo hạn vào ngày 18/12/2021.

Ngày 30/11/2016, NHNN đã có công văn 9205/ NHNN-TTGSNH về việc mua lại lượng trái phiếu này. Căn cứ chấp thuận của NHNN, BIDV sẽ mua lại số trái phiếu trên vào ngày 19/12/2016. Dự kiến trái phiếu hủy niêm yết vào ngày 12/12/2016.

Đợt phát hành trái phiếu năm 2006 của BIDV khi đó đã thu hút sự tham gia rất lớn của các nhà đầu tư. Trái phiếu tăng vốn của BIDV là một hình thức giấy tờ có giá dài hạn được tính vào vốn cấp 2.

Tính đến cuối quý III/2016, giá trị khoản trái phiếu tăng vốn của BIDV là 20.195 tỷ đồng. Với việc trái chủ đáo hạn sớm, tổng vốn cấp I và cấp II của nhà băng này (phần tử số của hệ số CAR) sẽ bị thu hẹp lại, dù ít. Điều này sẽ tác động đến hệ số an toàn vốn CAR của BIDV. Đến cuối năm 2015, hệ số CAR riêng lẻ chỉ đạt 9,01%, khá sát ngưỡng tối thiểu 9%.

sau khoan co tuc 2900 ty bidv sap phai chi 695 ty mua lai trai phieu truoc han

Chưa đầy tháng trước, ngày 21/11/2016, BIDV đã chi hơn 2.900 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Riêng cổ đông Ngân hàng Nhà nước nắm 95,3% vốn và nhận về 2.768 tỷ đồng.

Theo kế hoạch ban đầu được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, BIDV dự kiến chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt. Ngân hàng cũng lên kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Tuy nhiên, phương án trả bằng cổ phiếu đã từng bị Bộ Tài chính phản đối kịch liệt. Ciối cùng được BIDV lựa chọn là chi trả cổ tức bằng tiền mặt.

Tổng tài sản của BIDV ngày 30/9/2016 đạt 947.087 tỷ đồng. Phần lớn tài sản của BIDV là các khoản cho vay khách hàng (663 nghìn tỷ), chứng khoán đầu tư (139,5 nghìn tỷ). Ngoài ra, BIDV cũng đang nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, vàng bạc, đá quý (7.042 tỷ), tiền gửi tại NHNN (14.740 tỷ), chứng khoán kinh doanh (11.758 tỷ),... Quý II/2016, BIDV thu về gần 830 tỷ đồng từ thoái vốn VID Public Bank.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro đạt 12.730 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, khoản trích lập 6.972 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế của BIDV giảm mạnh, còn 4.683 tỷ đồng, tăng nhẹ 170 tỷ đồng so với 9 tháng đầu năm 2015.

Thanh Thủy

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.