|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sau công nghệ, các doanh nghiệp y tế Trung Quốc tiếp tục vào tầm ngắm của Mỹ

09:24 | 21/02/2022
Chia sẻ
Liệu ngành công nghệ sinh học của Trung Quốc đang thành một điểm giao tranh trong xung đột Mỹ - Trung?
Sau công nghệ, các doanh nghiệp y tế Trung Quốc tiếp tục vào tầm ngắm của Mỹ - Ảnh 1.

Trung Quốc được ước tính rằng đã góp 15% vào quá trình phát minh và sản xuất y dược phẩm vào 2020, so với 4,1% từ năm 2015. (Ảnh: Shutterstock).

Vô số sự kiện gần đây đang làm rộ lên những suy đoán về việc chính phủ Mỹ đang dần thắt chặt các kiểm soát và quy định liên quan tới những nhà máy dược phẩm của Trung Quốc. Một số chuyên gia nhận định động thái này thể hiện sự leo thang trong cuộc đua vắc xin và thuốc chữa COVID khi đại dịch vẫn đang hoành hành, theo South China Morning Post.

Vào ngày 7/2, Mỹ đã cho Wuxi Biologics và 32 công ty Trung Quốc khác vào danh sách "chưa được kiểm chứng" nhằm thắt chặt quy trình xuất khẩu và ngăn chặn các ý định thâu tóm công nghệ của Mỹ

Trong bản báo cáo vào ngày 11/2, công ty Innovent Biologics của Trung Quốc đã bị FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) yêu cầu mở rộng và làm rõ quá trình thử nghiệm lâm sàng cho một loại thuốc giúp chống ung thư trước khi được sử dụng tại Mỹ.

"Với những động thái rõ ràng trên trong vài tháng vừa qua, chúng tôi cho rằng ngành dược phẩm y tế sẽ trở thành một điểm nóng mới trong sự giao tranh giữa quan hệ hai nước", Carol Duo và Sunny Chen, các chuyên gia phân tích của ngân hàng đầu tư lớn nhất châu Á UOB Kay Hian, đánh giá qua một bản báo cáo ngày 15/2. Họ cho rằng Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào quá trình phát triển và hợp tác nhằm thúc đẩy công nghệ sinh học.

Bà Helen Chen, chuyên môn cố vấn đầu tư về y tế và khoa học giữa Trung Quốc và Mỹ , cho rằng chính quyền Biden đã và đang càng ngày tỏ thái độ cảnh giác với những nhà đầu tư nước ngoài, cũng như hạn chế quá trình xuất khẩu với các sản phẩm công nghệ đang phát triển. Và tuy công nghệ sinh học là một thành phần nhạy cảm, các dịch vụ và sản phẩm y tế cơ bản không cùng chịu ảnh hưởng.

"Những khía cạnh nhạy cảm hơn của ngành y tế sẽ là những dự án có khả năng ảnh hưởng đến đại đa số cộng đồng xã hội, hay là ngành khoa học công nghệ biến đổi gien".

Bruce Liu, đối tác tại Trung Quốc từ công ty cố vấn Simon-Kucher & Partners, cho rằng ngành công nghệ y tế vẫn luôn là thành quả từ sự hợp tác toàn cầu, không phải một cuộc đua cá nhân. Có rất ít các công ty của Mỹ vận hành độc lập, mà phần lớn đều đang và sẽ càng ngày càng hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.

"Không có gì sai với sự hợp tác, không có một âm mưu thống trị thị trường toàn cầu nào cả. Trung Quốc vẫn luôn thiện chí với việc mở rộng thị trường và thúc đẩy sự phát triển từ những nước cạnh tranh".

Trung Quốc được ước tính rằng đã góp 15% vào quá trình phát minh và sản xuất y dược phẩm vào 2020, so với 4,1% từ năm 2015, theo một báo cáo từ Hiệp Hội Nghiên Cứu và Sáng Chế Y Dược Phẩm và Hội Đồng Ủy Ban Y Dược Phẩm Trung Quốc. Nhưng chỉ góp 6% vào số lượng dược phẩm mới được tung ra toàn cầu, với Mỹ ở 67,6% và Nhật Bản ở 13,3%.

Thị trường Y Dược Phẩm của Mỹ hiện được định giá lên tới 1.300 tỷ USD, và sẽ lên tới 1.710 tỷ USD vào 2025 qua số liệu của Frost & Sullivan (Công ty cố vấn của Mỹ) được lưu lại trong bản báo cáo đầu tư của Asymchem Laboratories (Công ty dược phẩm Trung Quốc).

Mỹ đã nhập đến 3,4 tỷ USD sản phẩm y dược từ Trung Quốc và năm ngoái, tăng đến 55% so với 2021, chiếm tới 2,2% trong toàn bộ khoản chi tiêu, được ghi qua báo cáo của Ủy Ban Mậu Dịch Quốc Tế Mỹ .

Ngành công nghệ sinh học của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình phát triển, và rất ít công ty dám đánh cược lợi nhuận của họ vào những dự án mới mẻ này dưới sự đánh giá của Jay Lee, nhà phân tích cấp cao tại Morningstar (Công ty phân tích tài chính nổi tiếng của Mỹ).

Ông phát biểu:"Theo lý thuyết, sự giao tranh leo thang giữa hai nước sẽ tiếp tục cho đến khi quá trình phát minh y dược phẩm trở thành điểm xung đột chủ chốt, nhưng điều đó hoàn toàn vượt tầm kiểm soát của bất cứ công ty nào. Kế hoạch tốt nhất là tiếp tục tập trung vào quá trình nghiên cứu, phát minh và đáp ứng các nhu cầu y tế, cho đến khi tình hình chính trị thay đổi".

Hưng Phạm