|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản lượng than của Trung Quốc tăng kỷ lục

15:21 | 22/09/2022
Chia sẻ
Theo Cục Thống kê Quốc gia, sản lượng than của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đạt kỷ lục gần 3 tỷ tấn. Con số này cao hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 22% so với thời kỳ thời kỳ trước đại dịch (8 tháng năm 2019).

Theo Reuters, sản lượng than của Trung Quốc tăng mạnh trong năm nay trong bối cảnh chính quyền nước này tăng cường đảm bảo an ninh năng lượng và giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu. 

Việc nâng sản lượng than trong nước phù hợp với nỗ lực lớn của Bắc Kinh trong việc tăng cường nguồn cung các mặt hàng năng lượng và nguyên liệu thô quan trọng. 

Theo Cục Thống kê Quốc gia, sản lượng than của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đạt kỷ lục gần 3 tỷ tấn. Con số này cao hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 22% so với thời kỳ thời kỳ trước đại dịch (8 tháng năm 2019).

Tính đến ngày 21/9, giá than giao trong tháng 12 giảm 11% so với đầu tháng xuống 131 USD/tấn. Mặc dù vậy, mức giá này vẫn cao hơn 12% so với hồi đầu năm. 

Sản lượng than tăng mạnh hơn so với sản lượng nhiệt điện bởi chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh khai thác nguyên liệu hoá thạch nhằm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. 

Sản lượng nhiệt điện gần ở mức kỷ lục 3.883 tỷ kWh trong 8 tháng đầu năm. Mặc dù vậy, con số này cũng chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2021. 

Sự gia tăng các nhà máy điện gió và điện mặt trời đã làm giảm nhu cầu nhiệt điện than. Tỷ trọng đóng góp của điện than đối giảm từ mức 72% năm 2021 và 2019 xuống còn 69% trong 8 tháng đầu năm 2022. 

Nhập khẩu than đá và than lignite trong 8 tháng đầu năm giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do Trung Quốc nhiều lần phong toả các thành phố lớn để phòng chống dịch COVID-19. 

Số liệu than nhập khẩu đã bao gồm than cốc chất lượng cao dùng cho các lò luyện thép và cả những loại than chất lượng thấp hơn dùng cho các nhà máy điện. 

Tuy nhiên, việc nâng sản lượng nội địa cho phép các nhà máy của Trung Quốc có thể tích trữ hãng tồn kho mà không cần phụ thuộc vào nhập khẩu. 

Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 6, tình hình hạn hán nghiêm trọng trên lưu vực sông Dương Tử đã làm đảo ngược một số xu hướng thuận lợi này và làm dấy lên những lo ngại về an ninh năng lượng. 

Mức độ sản xuất thủy điện thấp đã buộc Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào các đơn vị nhiệt điện than và thu hút nhiều hơn vào nguồn cung cấp than kể từ đầu tháng 7.

Nếu hạn hán kéo dài, áp lực sẽ đè nặng hơn vào nguồn cung nhiệt điện đặc biệt vào cao điểm mùa đông bởi sản lượng thủy điện và năng lượng mặt trời sẽ thấp hơn.

H.Mĩ