|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản lượng gạo Ấn Độ có thể giảm vì mưa gió mùa đến muộn

07:18 | 24/06/2019
Chia sẻ
Sản xuất gạo Ấn Độ có khả năng thu hẹp trong mùa kharif (vụ gặt thu) này do mưa gió mùa đến muộn và người nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng thay thế.

Nhà sản xuất ngũ cốc lớn thứ hai thế giới ghi nhận một mùa hè khắc nghiệt trong năm nay. Lượng mưa mùa hè ít hỏi và những cơn sóng nhiệt đã buộc nông dân tại các khu vực rộng lớn trên cả nước phải hoãn hoạt động trồng lúa.

Để giải quyết tình trạng thời tiết khô hạn, những người nông dân này đang lựa chọn các giống lúa chín sớm và hầu hết đã trì hoãn việc cấy lúa, theo các chuyên gia. Ở Uttar Pradesh và Punjab, các vùng trồng lúa lớn, hoạt động gieo cấy được thực hiện tại ít hơn một nửa diện tích trong năm ngoái. 

Lượng mưa ít ỏi đã ảnh hưởng đến việc gieo trồng lúa ở miền nam Ấn Độ, nơi mùa vụ bắt đầu sớm. Diện tích canh tác đã giảm xuống 5 - 7% ở Tamil Nadu và Andhra Pradesh, nơi hoạt động gieo cấy bắt đầu vào tháng 4 - 5.

Thông thường, gió mùa đến vào ngày 1/6 ỏ Kerala, nhưng năm nay nó đã trễ một tuần. Cơn Bão lốc 'Vayu" đã làm biến đổi thời tiết, hạn chế lượng mưa xuống dưới một nửa ở hầu hết các tỉnh, theo Economics Times.

"Nông dân tại khu vực Uttar Pradesh đã hoãn gieo lúa theo dự báo gió mùa đến muộn và nhiều người đang lựa chọn các giống chín sớm", theo ông Soraaj Singh, giám đốc nông nghiệp của chính phủ Uttar Pradesh. Ông cho biết nông dân có thể hoãn việc cấy lúa tới hai tuần trước khi quyết định canh tác các loại cây trồng thay thế tại đây.

Các chuyên gia khác cho biết nông dân có khả năng chuyển sang các loại cây trồng như đậu, hạt có dầu, kê ngọc trai và ngô để đối phó với những cơn mưa đến muộn, trong khi thời tiết khô và diện tích thu hẹp có thể sẽ làm giảm sản lượng lúa trong mùa hiện tại.

Mặc dù Ấn Độ có trữ lượng gạo trong kho cho an ninh lương thực sau vụ thu hoạch lúa kỉ lục 115,6 triệu tấn trong năm 2018 - 2019, nhưng hạn hán nghiêm trọng có thể tăng giá và làm ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của quốc gia này. 

Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ.

"Lượng mưa đã xuống dưới mức bình thường vào đầu mùa hè và nó đã làm giảm 7 - 8% diện tích trồng lúa ở các huyện, nơi gieo hạt bắt đầu vào tháng 4 - 5", một quan chức nông nghiệp cao cấp của tỉnh Tamil Nadu cho biết. 

640_2014_09_11_18_05_02

Ảnh minh họa.

Lúa là cây trồng vụ hè - thu quan trọng ở 9 tỉnh Uttar Pradesh, Tây Bengal, Punjab, Haryana, Andhra Pradesh, Tamil Nadu, Bihar, Chhattisgarh và Assam.

Mặc dù Punjab, nhà đóng góp gạo lớn nhất cho hệ thống phân phối công, đã gieo trồng trước thời hạn thông thường là ngày 15/6, được khuyến nghị theo Đạo luật bảo tồn nước năm 2009, thời tiết khô hạn hiện nay không cho phép nhiều nông dân gieo hạt. 

Nông dân ở Punjab dự kiến sẽ đưa diện tích trồng lúa xuống còn 2,8 triệu ha, so với 3,14 triệu ha trong năm ngoái, chủ yếu chọn trồng bông để thay thế.

"Chúng tôi đã thúc giục người nông dân hoãn gieo lúa ở bất cứ nơi nào có thể, vì dự báo gió mùa cho thấy những cơn mưa đến muộn", ông Swatantar Kumar Airy, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Punjab, cho biết.

Ngoài ra, đa dạng hóa các loại cây trồng có khả năng làm giảm diện tích trồng trọt thông thường ở Punjab và Haryana. Ông Anil Sherawat nói: "Chúng tôi đang tiến hành một dự án thí điểm để chuyển diện tích từ lúa sang ngô và các loại cây trồng khác để kiểm tra việc khai thác nước ngầm".

Mưa tới chậm hơn nữa cũng sẽ làm giảm diện tích trồng lúa ở UP, địa phương sản xuất gạo lớn nhất của đất nước. 

"Mặc dù phần lớn 6 triệu ha diện tích trồng lúa được tưới bởi kênh rạch và nước ngầm ở Uttar Pradesh, nhiệt độ cao hiện tại không có lợi cho canh tác lúa và tăng chi phí đầu vào cho nông dân", ông Ram Shabad Jaswara, Phó giám đốc Sở nông nghiệp Uttar Pradesh. 

Thiếu mưa đã thu hẹp khoảng 100.000 ha diện tích trồng lúa, ông nói.

Gió mùa thường đến vào ngày 20/6 tại UP. "Mưa giảm chi phí gieo trồng cho người nông dân và cũng tiết kiệm nước", Ramesh Yadav, một người dân ở Ambala, cho biết.

Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.