|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đạt hơn 5.100 triệu kWh trong 6 tháng đầu năm 2020

13:54 | 15/07/2020
Chia sẻ
Công suất nguồn năng lượng tái tạo đang chiếm 9,5% tổng công suất toàn hệ thống điện. Sản lượng phát của nguồn điện này trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 5.187 triệu kWh, chiếm gần 4,6% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.

Thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết hơn 100 nhà đầu tư điện mặt trời đã dự hội nghị công tác chuẩn bị vận hành các nhà máy điện mặt trời do EVN tổ chức sáng 14/7, tại Hà Nội.

Báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia tại hội nghị cho biết, cả nước hiện đã có có 109 nhà máy điện mặt trời đưa vào vận hành, với tổng công suất 5.053MW; 11 nhà máy điện gió, với tổng công suất 429MW. 

Công suất nguồn năng lượng tái tạo đang chiếm 9,5% tổng công suất toàn hệ thống điện. Sản lượng phát của nguồn điện này trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 5.187 triệu kWh, chiếm gần 4,6% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.

Với các nhà máy điện tại khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận vào vận hành trước ngày 30/6/2019, EVN và các đơn vị thành viên đã hoàn thành nhiều công trình lưới điện truyền tải ở khu vực này, đã cơ bản giải tỏa toàn bộ công suất.

Cũng theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, sau 1 năm vận hành các nhà máy năng lượng tái tạo trong hệ thống cho thấy có nhiều qui định cần phải được sửa đổi để phù hợp với thực tế. 

Cụ thể, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia kiến nghị xem xét, ban hành cơ chế huy động giữa các nguồn năng lượng tái tạo và truyền thống trong điều kiện quá tải lưới điện; các qui định về dự báo công suất năng lượng tái tạo; tiêu chuẩn kĩ thuật đấu nối và vận hành năng lượng tái tạo; hợp đồng mẫu cho năng lượng tái tạo,...

Với các chủ đầu tư, cần cung cấp thông tin thường xuyên và phối hợp với EVN trong các công tác đóng điện, thử nghiệm và vận hành nhà máy. 

Trưởng ca nhà máy nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh chỉ huy điều độ của điều độ viên quốc gia/điều độ viên miền, đặc biệt trong các sự kiện khởi động, ngừng giảm, sự cố.

Đồng thời, các chủ đầu tư cũng cần nâng cao chất lượng công tác dự báo, công bố công suất, hạn chế tối đa các sai sót chủ quan; hoàn thiện các tồn tại kĩ thuật và hoàn thành các thử nghiệm theo yêu cầu tại Qui trình thử nghiệm và giám sát thử nghiệm.

Đồng thời có kế hoạch đầu tư và lắp đặt hệ thống dự báo công suất phát các nguồn điện mặt trời và điện gió, truyền số liệu về cấp điều độ; đảm bảo an ninh bảo mật đối với hệ thống điều khiển của nhà máy, cách li khỏi các hệ thống mạng IT công cộng,...

Như Huỳnh

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.