|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản lượng dầu của OPEC lên cao nhất kể từ năm 2016

15:00 | 01/11/2018
Chia sẻ
OPEC đã tăng sản lượng dầu trong tháng 10 lên mức cao nhất kể từ năm 2016, với sản lượng gia tăng dẫn đầu từ Libya và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhằm cân bằng lượng xuất khẩu giảm từ Iran vì lệnh trừng phạt của Mỹ, theo khảo sát của Reuters.

Cụ thể, OPEC đã bơm 33,31 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 10, tăng 390.000 thùng/ngày từ tháng 9 và là mức cao nhất của tổ chức kể từ tháng 12/2016.

Trong tháng 6, OPEC thống nhất bơm thêm dầu sau khi chịu áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm ngăn chặn đà tăng của giá dầu và bù đắp cho sự sụt giảm dự kiến từ xuất khẩu của Iran.

Giá dầu đã chạm đỉnh 4 năm ở mức 86,74 USD/thùng vào ngày 3/10 nhưng sau đó đã giảm còn 76 USD vì lo ngại nguồn cung thắt chặt dần biến mất.

“Các nhà sản xuất dầu có vẻ đã thành công trong việc cân bằng sự sụt giảm nguồn cung từ Iran và Venezuela”, ông Carsten Fritsch, chuyên gia phân tích tại Commerzbank, Frankfurt, cho biết.

Thỏa thuận trong tháng 6 gồm OPEC, Nga và những thành viên khác không nằm trong tổ chức với các nhà sản xuất quay trở lại cam kết sản xuất 100% mà không giảm sản lượng, sau nhiều tháng sản xuất giảm tại Venezueal, Angola và một số nơi khác, đưa tỉ lệ thực hiện cam kết vượt 160%. Các quốc gia đã bắt đầu giảm sản xuất từ tháng 1/2017.

Trong tháng 10, 12 thành viên OPEC giảm dần tỉ lệ tuân thủ cam kết xuống 107% để tăng sản lượng, từ mức điều chỉnh 122% trong tháng 9.

san luong dau cua opec len cao nhat ke tu nam 2016
Ảnh: Reuters.

UAE, Libya

Mức tăng sản lượng lớn nhất trong tháng trước đến từ UAE.

Theo đó, sản lượng trong tháng 10 tăng 200.000 thùng/ngày lên 3,25 triệu thùng/ngày, khảo sát cho thấy, và theo lí thuyết có thể tăng thêm nữa vì UAE cho biết, công suất của quốc gia này sẽ lên tới 3,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm.

Sản lượng tăng nhiều thứ hai là từ Libya, với sản lượng trung bình đạt 1,22 triệu thùng/ngày, tăng 170.000 thùng/ngày. Sản lượng của Libya vẫn biến động vì những vấn đề gia tăng không ngừng nghỉ về sự ổn định của sản lượng hiện tại của OPEC.

Arab Saudi, sau khi tăng sản lượng trong tháng 6 và sau đó thu hồi kế hoạch bơm nhiều hơn, đã cung cấp 10,65 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 10, tăng so với tháng 6 và gần mới mức cao nhất chưa từng thấy, khảo sát chỉ ra.

Nhà sản xuất hàng đầu của OPEC đã thể hiện sự lo ngại của mình về khả năng nguồn cung dư thừa, gia tăng khả năng về việc điều chỉnh sản lượng tiếp theo có thể hạn chế sản lượng.

Thành viên sản xuất lớn thứ hai của OPEC, Iraq cũng tăng sản lượng trong tháng 10.

Nguồn cung của Iraq có thể tiếp tục tăng nếu chính phủ mới của quốc gia này thực hiện thỏa thuận đã đạt được giữa chính quyền trước và Chính phủ Khu vực Kurdistan (KRG) nhằm khởi động lại việc xuất khẩu dầu Kirkuk sang Thổ Nhĩ Kỳ thông qua.

Angola, nơi sự xuống dốc tự nhiên của các mỏ dầu hạn chế sản lượng trong những năm gần đây, đã thúc đẩy sản xuất trong tháng 10 nhờ nguồn cung từ mỏ dầu mới, Gindungo. Tuy nhiên, sản lượng vẫn thấp hơn nhiều mục tiêu của OPEC.

Nguồn cung từ Nigeria cũng tăng thêm 30.000 thùng/ngày trong tháng 10. Giống như Liyba, Nigeria không nằm trong thỏa thuận giảm nguồn cung của OPEC vì quốc gia này thường phải đối mặt với sự sụt giảm không lường trước từ bất ổn chính trị.

Trong khi đó, theo khảo sát, sản lượng tại Kuwait giảm. Quốc gia này đã giảm sản lượng trong tháng 7 theo sau thỏa thuận của OPEC, và giữ sản xuất ổn định trong tháng 8 và 9.

Trong số các quốc gia với sản lượng giảm, mức giảm lớn nhất, 100.000 thùng/ngày, được ghi nhận tại Iran. Xuất khẩu giảm vì lệnh trừng phạt của Mỹ khiến các công ty không muốn mua dầu từ quốc gia này, dù mức giảm thấp hơn dự kiến của các chuyên gia phân tích.

Tại Venezuela, sản xuất cũng đi xuống. Quốc gia này đang thiếu các quỹ đầu tư cho ngành dầu vì khủng hoảng kinh tế làm giảm hoạt động lọc dầu và xuất khẩu dầu thô.

Xem thêm

Lyly Cao