|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sài Gòn Capital huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong ba tháng

08:08 | 22/11/2023
Chia sẻ
Từ ngày 29/9 đến ngày 8/11, Sài Gòn Capital phát hành 3 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng, lãi suất phát hành 12,5%/năm.

Thông tin từ chuyên trang trái phiếu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Sài Gòn Capital vừa phát hành một lô trái phiếu với tổng mệnh giá 1.000 tỷ đồng. Lãi suất phát hành của lô trái phiếu là 12,5%/năm, kỳ hạn trả lãi là 6 tháng/lần.

Cụ thể, lô trái phiếu SGGCH2328003 có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 60 tháng (5 năm). Lô trái phiếu được phát hành ngày 8/11/2023, đáo hạn vào ngày 8/11/2028. Tổ chức đăng ký, lưu ký của lô trái phiếu là CTCP Chứng khoán HD (HDS).

Thông tin về tài sản đảm bảo và kế hoạch sử dụng vốn huy động từ lô trái phiếu không được tổ chức phát hành công bố chi tiết.

Ngoài ra, Sài Gòn Capital hiện đang còn hai lô trái phiếu đang lưu hành với mã SGGCH2328001, SGGCH2328002, được phát hành lần lượt vào ngày 29/9/2023, 5/10/2023.

Các lô trái phiếu đều có mệnh giá phát hành là 100.000 đồng/trái phiếu kỳ hạn 60 tháng, lãi suất phát hành là 12,5%/năm. Tổng giá trị theo mệnh giá phát hành 1.000 tỷ đồng/lô trái phiếu, kỳ hạn trả lãi là 6 tháng/lần. Tổ chức đăng ký, lưu ký của lô trái phiếu cũng là CTCP Chứng khoán HD (HDS).

Sài Gòn Capital được thành lập ngày 12/8/2019 với vốn điều lệ 590 tỷ đồng. Ba cổ đông sáng lập là ông Huỳnh Thanh Hải (98%), ông Lâm Tuấn Vinh (1%) và ông Cao Phú Hữu (1%). Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán).

Ban đầu, ông Huỳnh Thanh Hải (1972) là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.

Sau nhiều lần thay đổi lãnh đạo từ ông Mai Văn Hưng (Chủ tịch sinh năm 1990), bà Nguyễn Thị Thu Huyền (Giám đốc sinh năm 1997), ông Hoàng Văn Minh (Giám đốc sinh năm 1989), hiện ông Nguyễn Trọng Tuấn (sinh năm 1978) giữ chức vụ Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty.

Lâm Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.