|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Rabobank: Thị trường tôm tại Mỹ, EU đang phục hồi trong ngắn hạn

12:24 | 22/07/2024
Chia sẻ
Rabobank cho biết ngành tôm toàn cầu đang chứng kiến ​​sự phục hồi giá trong ngắn hạn tại các thị trường phương Tây, bù đắp sựt sụt giảm tại Trung Quốc.

TrangUndercurrent News dẫn báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank cho biết ngành tôm toàn cầu, vốn đang gặp khó khăn do giá thấp kỷ lục và chi phí sản xuất tăng cao, đang chứng kiến ​​sự phục hồi giá trong ngắn hạn tại các thị trường phương Tây.

 

Rabobank cho biết trong nửa đầu năm 2024, giá tôm tại các thị trường phương Tây dường như đã chạm đáy và hiện đang dần bình thường hóa. Sự phục hồi này một phần là do nhu cầu ổn định và nguồn cung giảm từ các nhà sản xuất chính như Việt Nam và Indonesia.

Mặc dù giá cả đã tăng đôi chút so với mức thấp kỷ lục, Rabobank chỉ ra rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định thị trường đã phục hồi hoàn toàn.

Báo cáo lưu ý rằng sự mong manh của quá trình phục hồi còn được thể hiện qua nhu cầu không chắc chắn của Trung Quốc và khả năng tăng nguồn cung từ Ecuador, Ấn Độ, điều này có thể kìm hãm giá một lần nữa.

Ngân hàng này cho biết: "Sự phục hồi giá vẫn còn thận trọng trong nửa cuối năm 2024 vì nhu cầu của Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn. Hơn nữa, khả năng tăng trưởng nguồn cung từ Ecuador hoặc Ấn Độ có thể lại làm xói mòn giá".

Rabobank đã nêu bật một số yếu tố có thể hỗ trợ sự phục hồi dần dần lợi nhuận cho người nuôi tôm vào nửa cuối năm 2024. Chi phí thức ăn thấp hơn, do nguồn cung bột cá được cải thiện, dự kiến ​​sẽ làm giảm bớt một số áp lực tài chính. Ngoài ra, theo ngân hàng, tình hình thị trường tại Mỹ và EU đã có dấu hiệu cải thiện, điều này có thể cân bằng với sự sụt giảm tiềm tàng trong lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Rabobank cho biết nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ đã phục hồi trong nửa đầu năm 2024, so sánh với mức thấp đáng kể trong cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn không chắc chắn về tính bền vững của mức tăng trưởng này trong nửa cuối năm. 

Trong khi đó, nhu cầu tôm của EU và Anh đang phục hồi sau một đợt suy thoái đáng kể. Mặc dù có dấu hiệu cho thấy khối lượng tăng, tính bền vững lâu dài của sự phục hồi nhu cầu này vẫn chưa thực sự rõ ràng. 

Theo dự báo của Rabobank, nhập khẩu tôm của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm do những thách thức kinh tế và tiềm năng tăng trưởng nguồn cung trong nước. Điều này có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu tôm toàn cầu trong nửa cuối năm, ngân hàng cho biết.

Tăng trưởng nguồn cung, rủi ro tiềm ẩn

Rabobank dự đoán nguồn cung tôm sẽ tăng trưởng nhẹ, chủ yếu do Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam thúc đẩy. Riêng Ecuador đang chuẩn bị mở rộng sự hiện diện của mình tại các thị trường phương Tây, làm gia tăng sự cạnh tranh với các nhà cung cấp châu Á.

Ngân hàng cho biết mặc dù mức tăng trưởng nguồn cung này có thể đáp ứng được nhu cầu tăng cao nhưng cũng gây ra nguy cơ cung vượt cầu, có thể cản trở nỗ lực phục hồi giá.

Sau một thời gian nguồn cung sụt giảm vào đầu năm 2024, người nuôi tôm Ecuador lạc quan trong thận trọng về mức tăng trưởng nhẹ một chữ số trong nửa cuối năm, nhờ sự mở rộng của các nhà sản xuất lớn nhất.

Trong khi đó, người nuôi tôm Ấn Độ đang dần tăng nguồn cung - mặc dù phải đối mặt với giá thấp và mức thuế mới của Mỹ - nhờ nhu cầu dự kiến ​​sẽ tốt hơn và chi phí thức ăn thấp hơn vào nửa cuối năm 2024.

Theo Rabobank, ngành tôm Việt Nam đang có sự phục hồi một phần sau khi nguồn cung giảm đáng kể vào năm 2023. Sự phục hồi vào năm 2024 sẽ được dẫn dắt bởi những người nuôi tôm hiệu quả nhất và lớn nhất.

Các nhà xuất khẩu tôm Indonesia phải đối mặt với những thách thức do quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ và sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ và Ecuador. Theo Rabobank, mức thuế quan 4% gần đây của Mỹ càng làm phức tạp thêm triển vọng tăng trưởng. 

 

 

H.Mĩ

Trung Quốc đánh mất lợi thế chi phí lao động giá rẻ nhưng Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hưởng lợi
Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/4 Trung Quốc. Tuy đây là lợi thế đáng chú ý của Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng có ưu điểm tương tự.