Thủ Thiêm là trung tâm, khuyến khích tăng dân số ở quỹ đất chưa xây dựng; phát triển thêm đô thị mới quanh khu Công viên Tam Phú; bổ sung khu đô thị dịch vụ logistic ở khu vực cảng Cát Lái; phát triển đô thị mới tại các khu vực còn quỹ đất có thể chuyển đổi ở phía nam khu Trường Phú; chủ yếu xây cao tầng ở ven sông khu vực Long Phước - Tam Đa... là một số định hướng phát triển theo dự thảo quy hoạch TP Thủ Đức đến năm 2040.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chỉ đạo UBND TP HCM cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến để hoàn thành các nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và nhiệm vụ Quy hoạch chung TP Thủ Đức.
Không chỉ thừa hưởng loạt hệ thống hạ tầng của khu Đông, trong tương lai, TP Thủ Đức sẽ có thêm tuyến xe buýt nhanh BRT, các cây cầu mới như Cát Lái, Thủ Thiêm 3, Thủ Thiêm 4 và dự án ga đường sắt nhẹ An Phú - Long Thành...
Với việc hợp nhất ba quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9, TP Thủ Đức là nơi tập trung nhiều công trình giao thông lớn của TP HCM như cao tốc, quốc lộ, đường vành đai,...
Nằm trên địa phận TP Thủ Đức hiện nay có 7 công trình vượt sông Sài Gòn đã được xây dựng, kết nối khu Đông với các khu vực trung tâm phía Tây của TP HCM.
Kho bạc Nhà nước Thủ Đức trực thuộc Kho bạc Nhà nước TP HCM trên cơ sở hợp nhất Kho bạc Nhà nước Quận 2, Kho bạc Nhà nước Quận 9 và Kho bạc Nhà nước Thủ Đức.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.