|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Quỹ ETF nội có tháng rút ròng mạnh nhất kể từ tháng 8/2022

09:40 | 10/06/2023
Chia sẻ
Tại thị trường Việt Nam, nhóm quỹ ETF nội rút ròng tháng thứ 3 liên tiếp với tổng giá trị 826,6 tỷ đồng – mức lớn nhất kể từ tháng 8/2022. Trong đó, nhóm quỹ VFM VN30 ETF (-381,7 tỷ) và VFM VNDiamond (-420,9 tỷ) ghi nhận lực rút đều đặn xuyên suốt tháng.

Theo báo cáo cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu công bố mới đây của SSI Research, phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính đã có tháng đảo chiều tích cực đối với các tài sản rủi ro.  

Tâm lý đầu tư đã có sự cải thiện trong tháng 5 với kỳ vọng đây là giai đoạn cuối của chu ky tiền tệ thắt chặt và sự bùng nổ của nhóm công nghệ giúp dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu đảo chiều trong nửa cuối tháng 5.

Tuy nhiên, trong giai đoạn giao thoa chính sách và các kịch bản đối với nền kinh tế hay chính sách tiền tệ của Mỹ vẫn chưa rõ ràng nên việc giải ngân vẫn có một sự thận trọng nhất định. Cụ thể, trạng thái vào ròng các quỹ tiền tệ (+73,2 tỷ USD) và trái phiếu (22,5 tỷ USD) vẫn tiếp tục được duy trì trong tháng 5, tuy nhiên với cường độ hạ nhiệt hơn trong khi đó, các quỹ cổ phiếu đảo chiều vào ròng 5,2 tỷ USD. 

Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) tích cực hơn trong nửa cuối tháng nhờ dòng tiền vào thị trường Mỹ. Mặt khác, dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) cũng có sự cải thiện. 

Nguồn: EPFR Global.

Dòng tiền ETF và chủ động đều suy yếu trong tháng 5  

Tại thị trường Việt Nam, nhóm quỹ ETF nội rút ròng tháng thứ 3 liên tiếp với tổng giá trị 826,6 tỷ đồng – mức lớn nhất kể từ tháng 8/2022. Trong đó, nhóm quỹ VFM VN30 ETF (-381,7 tỷ) và VFM VNDiamond (-420,9 tỷ) ghi nhận lực rút đều đặn xuyên suốt tháng.

Nhà đầu tư cá nhân từ Thái Lan, thông qua kênh Chứng chỉ lưu kí DR rút ròng kể từ đầu năm đến nay là một trong nguyên nhân chính cho sự giảm tốc, bên cạnh đó VNDiamond đang đạt đến giới hạn về tỷ trọng đối với nhóm phi ngân hàng khiến triển vọng dòng tiền không quá tích cực cho ETF này.

Tương tự, MAFM VNDIAMOND ETF, quỹ ETF thứ hai theo dõi chỉ số VNDiamond cũng không có kết quả khả quan khi chỉ vào ròng khoảng 20,5 tỷ đồng kể từ khi mở bán vào tháng 2/2023.

Ngược lại, tốc độ rút từ nhóm VN Finlead (-27 tỷ đồng) tiếp tục đà thu hẹp. Đối với nhóm ETF ngoại, rút ròng được ghi nhận chủ yếu ở Vaneck (-113,4 tỷ) và Ishares Frontier and Select EM (ước tính 340 tỷ đồng).

Tốc độ giải ngân từ Fubon Việt Nam cũng đã chậm lại đáng kể khi chỉ ghi nhận vào ròng 34,3 tỷ đồng. Như vậy, dòng vốn ETF vào thị trường chứng khoán Việt Nam rút ròng lên tới 1.123 tỷ đồng trong tháng 5 và thu hẹp tổng dòng tiền giải ngân trong 5 tháng đầu năm chỉ còn 5,8 nghìn tỷ đồng.

Kể từ tháng 5/2023, số liệu dòng tiền từ các quỹ ETF sẽ bao gồm Quỹ Ishares Frontier and Select EM (Việt Nam chiếm khoảng 30% tỷ trọng danh mục quỹ ETF này). Nguồn: EPFR Global, SSI.

Mặt khác, dòng vốn từ các quỹ chủ động đảo chiều rút ròng nhẹ 14 tỷ đồng trong tháng 5. Xu hướng từ các quỹ chủ động cho thấy sự phân hóa, điểm tích cực trong tháng 5 là đà rút ròng đã thu hẹp lại.

Cường độ rút ròng thận trọng hơn so với các quỹ ETF, cho thấy các quỹ chủ động vẫn đang có cái nhìn tích cực và duy trì tỷ trọng nhất định đối với thị trường Việt Nam. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, các quỹ chủ động đã vào ròng 3,6 nghìn tỷ đồng, tập trung vào hai tháng đầu năm.

Thu Thảo

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.