|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Quĩ ngoại Hàn Quốc giảm tỉ lệ sở hữu tại Chứng khoán Bản Việt

05:57 | 18/06/2020
Chia sẻ
KIM Vietnam Growth Equity Fund - một trong những quĩ ngoại Hàn Quốc thuộc nhóm cổ đông lớn nước ngoài của CTCP Chứng khoán Bản Việt vừa bán ra 255.000 cổ phiếu VCI.

Theo thông tin công bố mới đây, Kim Vietnam Growth Equity Fund - thành viên của nhóm quĩ KIM (Korea Investment Management) bán ra 255.000 cổ phiếu VCI của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vào ngày 11/6.

Sau giao dịch, KIM Vietnam Growth Equity Fund giảm tỉ lệ sở hữu tại VCSC từ 4,07% về 3,91%.

Theo đó, tỉ lệ sở hữu của nhóm cổ đông nước ngoài tại Chứng khoán Bản Việt cũng giảm từ 6,13% xuống còn 5,97%, tương đương hơn 9,8 triệu cp VCI.

Quĩ ngoại Hàn Quốc giảm tỉ lệ sở hữu tại Chứng khoán Bản Việt - Ảnh 1.

Nguồn: Công bố thông tin Chứng khoán Bản Việt

Mới đây, Chứng khoán Bản Việt công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 không mấy khả quan. Với việc dự báo VN-Index cuối năm 2020 dao động quanh 800 điểm, công ty đặt chỉ tiêu doanh thu 1.390 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 550 tỉ đồng. Kế hoạch lợi nhuận này thấp hơn gần 36% so thực hiện năm ngoái.

Kết thúc quí I, VCSC ghi nhận 90 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 64% so với cùng kì năm trước chủ yếu do ảnh hưởng từ hoạt động tự doanh giảm lãi. Tuy vậy, kết quả kinh doanh có thể tích cực trở lại trong quí II bởi chỉ số VN-Index đang dần hồi phục về vùng trước khi dịch bệnh diễn ra.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCI đang chững lại sau đà tăng mạnh hồi giữa tháng 4/2020. Đóng cửa phiên giao dịch 17/6, mã này dừng ở mức 22.200 đồng/cp, tăng 57% so với đáy được thiết lập vào cuối quí I.

Quĩ ngoại Hàn Quốc giảm tỉ lệ sở hữu tại Chứng khoán Bản Việt - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu VCI kể từ thời điểm đầu năm 2020 đến nay. Nguồn: Fireant

Thu Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.